Hoàn cảnh sáng tác , nội dung , nghệ thuật của các tác phẩm văn học lớp 9 ( truyện và thơ ) .
Giúp mình với mình cần gấp ạ ! :<
Hoàn cảnh sáng tác , nội dung , nghệ thuật của các tác phẩm văn học lớp 9 ( truyện và thơ ) .
Giúp mình với mình cần gấp ạ ! :<
*THƠ:
1. “Đồng chí” :
– Tác giả: Chính Hữu.
– Năm sáng tác: 1948.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt – Bắc thu đông (1947).
– Nội dung: Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội và sự gắn bó, chia ngọt sẻ bùi giữa những người lính chiến.
– Nghệ thuật: Hình ảnh giản dị, chân thực, ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.
2. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
-Tác giả: Phạm Tiến Duật.
– Năm sáng tác: 1969.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1969, trong thời kì cuộc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
– Nội dung: Từ hình tượng những chiếc xe không kính, tác giả khắc họa rõ nét hình tượng những người lính lái xe Trường Sơn ngang tàng, tếu táo, dũng cảm.
– Nghệ thuật: Chất liệu hiện thực sinh động, giọng khỏe khoắn, tươi vui.
3. “Đoàn thuyền đánh cá”
– Tác giả: Huy Cận.
– Năm sáng tác: 1958.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới.
– Nội dung: Bức tranh rộng lớn về thiên nhiên, vũ trụ và hình ảnh người lao động hăng say đánh cá thể hiện niềm say mê, hứng khởi của tác giả trước thời đại mới.
– Nghệ thuật: Nhiều hình ảnh đẹp, rộng lớn, huyền ảo được sáng tạo liên tưởng, mang âm điệu khỏe khoắn, tươi vui.
4. “Bếp lửa”:
– Tác giả: Bằng Việt.
– Năm sáng tác: 1963.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Bếp lửa” được viết năm 1963, lúc nhà thơ Bằng Việt đang học năm thứ hai tại Đại hoc Tổng hợp quốc gia Kiev (Ukraina, hồi đó còn thuộc Liên Xô).
– Nội dung: Những kỉ niệm cảm động về tình bà cháu qua hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm.
– Nghệ thuật: Hình ảnh thân thuộc có tính biểu tượng, ngôn từ giàu sức gợi tả, biểu cảm.
5. “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”:
– Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm.
– Năm sáng tác: 1971.
– Hoàn cảnh sáng tác: – Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.
– Nội dung: Hình ảnh người mẹ Tà- ôi thương con, yêu nước. Tinh thần chiến đấu quật cường.
– Nghệ thuật: Âm hưởng khúc hát ru ngọt ngào, nghĩa tình.
6. “Ánh trăng”:
– Tác giả: Nguyễn Duy.
– Năm sáng tác: 1978.
– Hoàn cảnh sáng tác: Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị (thành phố Hồ Chí Minh).
– Nội dung: Từ hình ảnh vầng trăng, gợi nhắc người lính nhớ về quá khứ. Hình ảnh vầng trăng nghĩa tình, thủy chung.
– Nghệ thuật: Hình ảnh có tính biểu tượng, ngôn ngữ chọn lọc, gợi hình gợi cảm.
7. “Viếng lăng bác”:
– Tác giả: Viễn Phương.
– Năm sáng tác: 1976.
– Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.
– Nội dung: Niềm xúc động, biết ơn khi được tới lăng viếng Bác.
– Nghệ thuật: Hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng thiệu tha thiết, trầm buồn.
8. “Mùa xuân nho nhỏ”:
– Tác giả: Thanh Hải.
– Năm sáng tác: 1980.
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ ngay trên chính giường bệnh của mình.
– Nội dung: Khát vọng được sống, cống hiến, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân to lớn của dân tộc, đất nước.
– Nghệ thuật: Bài thơ giàu chất nhạc, hình ảnh đẹp, giản dị, giàu sức biểu cảm, có tính ẩn dụ.