Hoạt động Nguyễn Ái Quốc từ những năm 1930-39

By Natalia

Hoạt động Nguyễn Ái Quốc từ những năm 1930-39

0 bình luận về “Hoạt động Nguyễn Ái Quốc từ những năm 1930-39”

  1. giai đoạn 1911 – 1941 kéo dài 30 năm (từ 5 tháng 6 năm 1911 đến 28 tháng 1 năm 1941).[1] Trong tổng cộng 30 năm bôn ba ấy, Hồ Chí Minh đã phải rời xa quê hương để đến các nước phát triển học hỏi để giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Bắt đầu khi Hồ Chí Minh quyết định trở thành phụ bếp trên tàu Đô đốc Latouche-Tréville với cái tên Nguyễn Văn Ba lên đường sang Pháp. Và từ đây, Hồ Chí Minh đi qua nhiều nước và không ngừng tìm tòi, học hỏi, đồng thời ông cũng sử dụng nhiều cái tên giả khác nhau. Tại Pháp, ông sáng lập một tờ báo chuyên phê phán về chế độ thực dân của người Pháp.

    Là người bị ảnh hưởng bởi Chủ nghĩa Marx-Lenin, ông tới Liên Xô với mong muốn gặp được Lenin nhưng rất tiếc điều đó không bao giờ xảy ra. Trở về Việt Nam, ông hoạt động trong vùng núi rừng và không lâu sau đó bị bắt giam tại Trung Quốc.

    Trả lời
  2. – Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc- con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

    – Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.

    – Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của ĐCS Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.

    – Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân. Sau đó Người tiếp tục nghiên cứu, học tập

    – Năm 1924 Người đọc bản tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Người nêu bật vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân…

    – Những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản được giới thiệu trong tác phẩm “Đường cách mệnh” của Người và được bí mật chuyển về nước. Vì vậy đây là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

    – Cuối năm 1924 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp về Quảng Châu (Trung Quốc). Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam, các thanh niên mới từ trong nước sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.

    – Hoạt động của hội: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước; xuất bản báo “Thanh niên”; Năm 1927 xuất bản sách “Đườn cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.

    – Năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của ĐCS Việt Nam.

    => Sự ra đời của Hội VNCMTN là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Hội VNCMTN là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập ĐCS Việt Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận