“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một n

“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”
(Trích Lão Hạc – Nam Cao – SGK Ngữ văn 8, tập 1)
a. Nhận xét về giọng điệu và chỉ ra các yếu tố ngôn ngữ tạo nên giọng điệu của đoạn văn trên.
b. Dụng ý của nhà văn trong việc sử dụng giọng điệu ấy?

0 bình luận về ““Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một n”

  1. A) 

    Giọng điệu của đoạn văn :

    + Vừa đậm chất triết lí. 
      Giọng điệu ấy được tạo nên bởi các yếu tố ngôn ngữ:

    + Hình thức độc thoại nội tâm, kiểu câu , dấu chấm lửng, phép điệp.
    B)   Ý của nhà văn sử dụng giọng điệu ấy :
    + Góp phần tạo ra giọng điệu chung cho toàn tác phẩm. 
     

    Bình luận
  2. a.  – Giọng điệu của đoạn văn: vừa trữ tình vừa đậm chất triết lí. 
         –  Giọng điệu ấy được tạo nên bởi các yếu tố ngôn ngữ: Hình thức độc thoại nội tâm, kiểu câu (cảm thán, câu nghi vấn), dấu chấm lửng, phép điệp.
    b.  Dụng ý của nhà văn:
    – Góp phần tạo nên giọng điệu chung cho toàn tác phẩm. 
    – Bày tỏ nỗi niềm xót xa, trăn trở của nhà văn trước con người và cuộc đời. 
                                                                                                              

    Bình luận

Viết một bình luận