Hôm nay em thi Ngữ Văn , các chuyên gia giúp em chữa đề coi có đúng không :
Câu 1 : Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu :
Buồn trông cửa bể chiều hôm ,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa .
Buồn trông ngọn nước mới sa ,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu ,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh .
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi .
a) Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào ? Cho biết tên tác giả .
b) Tác phẩm đó được viết bằng thể loại và thể thơ nào ?
c) Từ ” Chân ” trong 2 hai dòng thơ sau được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức nào ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu ,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh .
a) Đoạn trích trên được trích trong Truyện Kiều. Tác giả là Nguyễn Du
b) Truyện Kiều được viết bằng:
– Thể loại: Truyện thơ Nôm
– Thể thơ: Thể thơ lục bát
c) Từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
– “chân” nghĩa gốc: Là bộ phận dưới cùng của con người, tiếp xúc với mặt đất
– “chân” trong 2 dòng thơ: Là tiếp xúc giữa mây, bầu trời với mặt đất
a) – Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”.
– Tác giả : Nguyễn Du.
b)Tác phẩm được viết bằng :
– Thể loại : Truyện thơ Nôm
– Thể thơ : Thơ lục bát
c) Từ “chân” trong hai câu trên được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.