Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M (có hóa trị không đổi). Tỉ lệ số mol của M và Fe trong A là 2:3. Chia A thành 3 phần đều nhau. – Phần 1: Đốt cháy hết

Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M (có hóa trị không đổi). Tỉ lệ số mol của M và Fe trong A là 2:3. Chia A thành 3 phần đều nhau.
– Phần 1: Đốt cháy hết trong khí oxi thu được 66,8g hỗn hợp gồm 2 oxit
– Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thu được 26,88lit H2 (dktc)
– Phần 3: Tác dụng vừa đủ với 33,6lit Cl2 (đktc)
Xác định tên kim loại M và khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp

0 bình luận về “Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M (có hóa trị không đổi). Tỉ lệ số mol của M và Fe trong A là 2:3. Chia A thành 3 phần đều nhau. – Phần 1: Đốt cháy hết”

  1. Mỗi phần có 2a mol M, 3a mol Fe 

    – P2: nCl= nHCl= 2nH2= 2,4 mol  

    – P3: nCl= 2nCl2= 3 mol 

    FeCl2+ Cl -> FeCl3 

    Lượng Cl tăng lên của P3 so với P2: 

    3-2,4= 0,6 mol = nFeCl2= nFe 

    => 3a= 0,6 

    => a= 0,2 => nM= 0,4 mol 

    – P1: thu đc 2 oxit M2Ox (0,2 mol) và Fe3O4 (0,2 mol) 

    => (2M+ 16x).0,2 + 232.0,2= 66,8 

    => 2M+ 16x= 102 

    x=3 => M= 27 

    Vậy M là Al 

    %mAl= $\frac{0,4.27.100}{0,4.27+0,6.56}$= 24,32% 

    %mFe= 75,68%

    Bình luận

Viết một bình luận