HS: \(y = \frac{1}{3}{x^3} – m{x^2} + (2m + 3)x – 5\) có hai cực trị nằm về hai phía của trục tung khi đó m là Và cho e hỏi điều kiện để có hai điểm

HS: \(y = \frac{1}{3}{x^3} – m{x^2} + (2m + 3)x – 5\) có hai cực trị nằm về hai phía của trục tung khi đó m là
Và cho e hỏi điều kiện để có hai điểm cực trị nằm về 1 phía thì phải làm sao ạ

0 bình luận về “HS: \(y = \frac{1}{3}{x^3} – m{x^2} + (2m + 3)x – 5\) có hai cực trị nằm về hai phía của trục tung khi đó m là Và cho e hỏi điều kiện để có hai điểm”

  1. Đáp án:

    $m < – \dfrac{3}{2}$

    Giải thích các bước giải:

    $y = \dfrac{1}{3}x^3 – mx^2 + (2m + 3)x – 5$

    $TXĐ: D = R$

    $y’ = x^2 – 2mx + 2m + 3$

    $+)$ Hàm số có 2 điểm cực trị $\Leftrightarrow \Delta_{y’}’ > 0$

    $\Leftrightarrow m^2 – 2m -3 > 0 \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}m > 3\\m < -1\end{array}\right.$

    $+)$ Hai điểm cực trị nằm về hai phía của trục tung

    $\Leftrightarrow y’$ có 2 nghiệm phân biệt trái dấu

    $\Leftrightarrow x_{CĐ}.x_{CT} < 0$

    $\Leftrightarrow 2m + 3 < 0$

    $\Leftrightarrow m < – \dfrac{3}{2}$

    $\\$

    Hàm số có hai điểm cực trị nằm cùng phía so với trục tung

    $\Leftrightarrow y’$ có 2 nghiệm phân biệt cùng dấu

    $\Leftrightarrow \begin{cases}\Delta_{y’}’ > 0\\x_{CĐ}.x_{CT} > 0\end{cases}$

    Bình luận
  2. Đáp án: `m < -3/2`

    Giải thích các bước giải:

    $\text{ Ta có TXĐ: D = R }$

    `+)` `y^’ = (1/3x^3-mx^2+(2m+3)x-5)^’=x^2-2mx+(2m+3)`

    Để hàm số có hai điểm cực trị nằm về hai phía của trục tung

    `=> y^’` $\text{ có 2 nghiệm phân biệt trái dấu}$

    `=> ac < 0`

    `<=> 1.(2m+3) < 0`

    `<=> m < -3/2`

    —————————————

    $\text{ p/s: điều kiện để có hai điểm cực trị nằm về 2 phía của trục tung:}$

    $\text{ ac < 0 (không cần thiết xét đenta vì khi ac < 0 thì đenta sẽ tự động > 0)}$

    $\text{điều kiện để có hai điểm cực trị nằm về bên phải phía của trục tung}$

    $\Large\left \{ {{-b/a>0} \atop {c/a>0}} \right.$ 

    $\text{điều kiện để có hai điểm cực trị nằm về bên trái phía của trục tung}$

    $\Large\left \{ {{-b/a<0} \atop {c/a>0}} \right.$ 

    Bình luận

Viết một bình luận