I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc bài ca dao:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan,
NXB Văn học, 2005, tr. 271)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của bài ca dao trên.
Câu 2. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là ai?
Câu 3. . Bài ca dao trên thuộc chủ đề gì?
Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu sau:
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Câu 5. Tâm trạng của chàng trai trong bài ca dao.
Câu 6. Nêu suy nghĩ của anh/ chị về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ?
1, Thể thơ lục bát
2, Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao là lời của nhân vật anh, là lời của một người con trai dành cho người con gái mà anh yêu đã đi lấy chồng
3. Ca dao than thân
4,
Biện pháp tu từ so sánh “như chim vào lồng, như cá cắn câu”. Tác dụng: diễn tả cuộc sống lấy chồng của những người phụ nữ. Trước và sau khi ấy chồng thì họ vẫn hoàn toàn mất tự do như cá bị cắn câu và chim chui vào lồng, không thể quyết định số phận và cuộc sống của bản thân
5,
Tâm trạng của chàng trai là tình cảm thương nhớ, xót xa và tình cảm tha thiết đau khổ khi người con gái mình yêu đã đi lấy chồng
6.
Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ vô cùng bé nhỏ, là những người thấp cổ bé họng chỉ như con sâu con kiến mà thôi. Họ là những người có địa vị xã hội thấp nhất trong xã hội xưa, không thể quyết định hạnh phúc của cuộc đời mình, hoàn toàn phải phụ thuộc vào người khác.