I/ Đọc hiểu: Cho văn bản sau và trả lời câu hỏi: Đêm khuya văng vẳn trống canh dồn Phô vẽ hông nhan với nước non Chén rượu hươ

I/ Đọc hiểu:
Cho văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đêm khuya văng vẳn trống canh dồn
Phô vẽ hông nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên qua mặt đất, rêu từng đám
Đâm thủng chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại đến
Mỗi tình san sẻ tí con con.
Câu 1: Sửa lại văn bản sao cho đúng với nguyên tác. Chỉ ra các lỗi
Câu 2: Nêu ý nghĩa nhan đề
Câu 3: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai câu thực
Câu 4: Giải thích ý nghĩa của hai từ xuân và phân tích Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu kết.
II/ Làm văn
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cuộc đời số phận của người phụ nữ
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp ngôn từ của bài thơ Tự tình 2.
Làm giúp e vs mn Ơi!!!!

0 bình luận về “I/ Đọc hiểu: Cho văn bản sau và trả lời câu hỏi: Đêm khuya văng vẳn trống canh dồn Phô vẽ hông nhan với nước non Chén rượu hươ”

  1. Phần I

    1. 

    Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

    Trơ cái hồng nhan với nước non.

    Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

    Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

    Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

    Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

    Mảnh tình san sẻ tí con con!

    – Lỗi: phô vẽ, xiên qua, đâm thủng, xuân lại đến, mỗi tình

    2. Ý nghĩa nhan đề

    • Tự tình có nghĩa là bộc lộ tâm tình, tâm tình ở đây không phải che đậy hay vay mượn bất cứ cảnh vật nào để bộc lộ. Xuân Hương nói về chính mình, về nỗi cô đơn của kiếp người, nỗi bất hạnh của kiếp má hồng.
    • Bài thơ là nỗi tự tình của riêng Xuân Hương nhưng cũng là nỗi đau đáu, bẽ bàng của một lớp phụ nữ bị chèn ép, bị chế độ phong kiến làm cho dang dở.

    3.

    Tâm trạng chất chứa những suy tư, bế tắc khôn nguôi nhưng người phụ nữ ấy lại chẳng có lấy một người để giãi bày những tâm sự mà phải tìm đến rượu như một cách để thoắt li với thực tại đau khổ:

    “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

    Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

        Đối diện với thân phận hẩm hiu, tình duyên dang dở nữ sĩ đã muốn mượn rượu giải sầu, muốn say để quên đi tất cả nhưng dường như càng uống càng tỉnh. “Say lại tỉnh” gợi ra trạng thái say – tỉnh bất phân, hơi rượu không làm cho nữ sĩ quên đi mà càng khắc sâu nỗi đau về thân phận. Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là vầng trăng sắp tàn khi ngày đến, trạng thái khuyết chưa tròn cũng như tình duyên dang dở, lỡ làng của duyên phận.

    4. Từ xuân có hai nghĩa: mùa xuân và tuổi xuân. Mùa xuân của đất trời tuần hoàn lặp lại còn tuổi xuân sẽ mãi ra đi.
    BPTT: điệp từ, nghệ thuật tăng tiến

    Phần II

    1.

    Hình ảnh người phụ nữ và thân phận long đong như thân cò mò mẫm xuất hiện rất nhiều trong thơ văn, đặc biệt trong ca dao dân ca Việt Nam thì hình ảnh này lại được tác giả dân gian lựa chọn đặc tả rất hay và những câu ca ấy luôn đi cùng năm tháng. Đặc biệt người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Người phụ nữ mang vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng với tâm hồn và tình yêu trong sáng nhưng họ luôn bị các thế lực tàn bạo vùi dập một cách không thương tiếc. Người phụ nữ xưa không được làm chủ chính cuộc sống của mình, phải thuận theo những khuôn phép chật hẹp trói buộc cuộc đời họ trong những khung sắt giam giữ tâm hồn họ không có gì gọi là cho riêng mình. 

    2. 

    Thơ thất ngôn bát cú Đường luật lâu nay vẫn được điểm trang bằng những từ Hán Việt đài các, trau chuốt đường bệ. Đến Hồ Xuân Hương, việc sử dụng ngôn từ cho thể thơ này đã khác hẳn. Bà đã lấy vẻ đẹp bình dị của những lời ăn tiếng nói hàng ngày trong dân gian để tạo nên nét đẹp riêng cho những vần thơ Đường luật quen thuộc. Có thể đơn cử bài Tự tình II.

    Trong bài Tự tình II, Hồ Xuân Hương đã sử dụng từ ngữ phần lớn là những từ thuần Việt giản dị, dễ hiểu. Tuy nhiên bên cạnh đó đôi khi tác giả cũng sử dụng thêm những từ Hán Việt hết sức quen thuộc: hồng nhan (người phụ nữ) nhằm tăng sức biểu cảm cho tác phẩm. Trong văn cảnh bài thơ còn sử dụng một số từ mang tính chất đa nghĩa: trơ (tủi hổ, bẽ bàng/ bền gan thách đố) trong câu thứ 2, từ: xuân (mùa xuân/ tuổi xuân)trong câu thứ 7. Cách sử dụng từ ngữ thể hiện cá tính riêng biệt, mạnh mẽ của nữ sĩ đó là các động từ mạnh (xiên ngang, đâm toạc), những tính từ chỉ trạng thái (say, tỉnh, khuyết, tròn) nhằm làm rõ đối tượng khách quan và tâm trạng của chủ thể trữ tình. Hồ Xuân Hương đặc biệt tài năng và thành công khi sử dụng cả các phụ ngữ như: phụ ngữ bổ nghĩa cho danh từ, phụ ngữ bổ nghĩa cho động từ, tính từ (ngang/ toạc).

    Tóm lại, ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình II nói riêng và thơ Hồ Xuân Hương nói chung mang vẻ đẹp của sự bình dị mà vô cùng tinh tế. Với những ý nghĩa ấy, ngôn từ giản dị, gần gũi trong thơ Hồ Xuân Hương còn mang vẻ đẹp của tình yêu ngôn ngữ dân tộc, của lòng yêu nước thiết tha sâu nặng.

    Bình luận

Viết một bình luận