I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích: Không phải lúc nào chúng ta cũng có có thể đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ điều hay lẽ tốt, bởi có thể những cá nhân

I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích:
Không phải lúc nào chúng ta cũng có có thể đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ điều hay lẽ tốt, bởi có thể những cá nhân đó chưa đủ sức mạnh. Nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ phải thỏa hiệp với cái xấu, cái ác.(…) Cái xấu chỉ mạnh khi nó thấy cái tốt dường như đồng tình với nó và để kệ nó tự tung tự tác. Ngược lại, nó sẽ bị rút hết không khí và tắt thở khi chúng ta dành cho nó ánh mắt khinh miệt và xa lánh. Hãy “tấn công tinh thần” cái ác như vậy, khi mà bạn chưa thể làm gì nhiều hơn. Tôi tin điều đó hiệu quả ít nhiều.
Cổ nhân có câu: “Nhất nhật bất niệm thiện, chư ác tự giai khởi”- có nghĩa là nếu một ngày chúng ta không nghĩ tới điều tốt, thì trăm nghìn điều xấu sẽ tự nảy sinh. Nói cách khác, bạn hãy làm những việc tốt trong khả năng của mình, đừng để bị lung lay tinh thần trước những điều “chướng tai gai mắt” khác, điều ấy là một sự đóng góp trực tiếp trong quá trình thanh lọc điều xấu ra khỏi xã hội này. Đúng, bạn “tuổi gì” mà ra tay bắt cướp, dẹp đua xe, phạt những người xả rác hay những kẻ làm ăn phi pháp? Nhưng, hãy giúp một cụ già qua đường, nhường chỗ cho người lớn tuổi trên xe buýt, tặng quần áo cũ cho trẻ em mồ côi, mang cháo tới bệnh viện cho người nghèo… tất cả những nghĩa cử đó không cần gì nhiều hơn một tấm lòng.
Phải chăng chúng ta đã quá quen với việc xấu trước mắt, quá lớn tiếng chỉ trích những hành vi vô nhân đạo mà ta tình cờ thấy trên mạng, trên báo, thậm chí tỏ ra quá thông thái khi muốn “phán quyết” điều xấu, mà quên mất rằng chúng ta có thể làm nhiều hơn mỗi ngày những điều đẹp và để tự nó nhân bản?
(Trích Những đêm không ngủ, Minh Nhật, NXB Văn học, 2013, tr 58, 59)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, chúng ta có thể ứng xử với cái xấu, cái ác như thế nào khi chưa đủ sức mạnh đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ điều hay lẽ tốt?
Câu 3. Những nghĩa cử được nêu trong đoạn như: “giúp một cụ già qua đường”, “nhường chỗ cho người lớn tuổi trên xe buýt, tặng quần áo cũ cho trẻ em mồ côi, mang cháo tới bệnh viện cho người nghèo” có tác dụng như thế nào trong lập luận của đoạn trích?
Câu 4. Lời khuyên “hãy làm những việc tốt trong khả năng của mình” trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào với anh/chị?

0 bình luận về “I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích: Không phải lúc nào chúng ta cũng có có thể đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ điều hay lẽ tốt, bởi có thể những cá nhân”

  1. Câu 1:

    – Phướng thức biểu đạt chính: Nghị luận

    Câu 2:

    – Vì: mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.

    Câu 3:

    – “Học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào”

    – Học là phương tiện tốt nhất để mỗi chúng ta có được công việc mình yêu thích và mong muốn.

    – Khi tích lũy đủ tri thức, lại có thêm những kĩ năng khác tất yếu ta sẽ nhận được mức thu nhập cao nhất, xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

    Câu 4:

    – Đồng ý với quan điểm của tác giả

    – Vì:

    + Mỗi nghề đều có một vị trí, ý nghĩa trong xã hội, không có nghề nào là cao quý, nghề nào là thấp hèn. Chỉ cần chúng ta lao động chân chính bằng sức của mình thì ấy chính là nghề cao quý nhất.

    + Phải quyết tâm, tâm huyết với nghề mình đã chọn, nỗ lực không ngừng để đạt được thành quả cao nhất, vươn đến đỉnh cao của nghề

    Bình luận

Viết một bình luận