I. Mở bài: giới thiệu về một kỉ niệm đáng nhớ Mỗi chúng ta khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều có những kỉ niệm vui buồn đi theo suốt cuộc đời ch

I. Mở bài: giới thiệu về một kỉ niệm đáng nhớ
Mỗi chúng ta khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều có những kỉ niệm vui buồn đi theo suốt cuộc đời chúng ta. Những kỉ niệm vui buồn hay đáng nhớ sẽ khiến chúng ta suy nghĩ về quá khứ nhiều hơn. Nhờ những kỉ niệm mà chúng ta có quá khứ và nhớ về chúng. Tôi sẽ kể các bạn nghe một kỉ niệm đáng nhớ của tôi là vào dịp sinh nhật năm 10 tuổi.
II. Thân bài: kể kỉ niệm đáng nhớ
1. Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra kỉ niệm
– Hôm đó là sinh nhật tôi
– Tôi sống với ông bà nội , ba mẹ và em gái
2. Tả chi tiết kỉ niệm:
– Sáng tôi dậy rất sớm, ăn sáng rồi đến trường như mọi khi , em rất vui
– Khi vào lớp em chsu ý nghe cô giảng bài
– Khi ra về , bà nội đã đón em về
– Khi về đến nhà, thì nhà tôi tối thui
– Khi bước vào trong nhà thì đèn được bật sáng và cả nhà hát chúc mưng sinh nhật em
– Trước mặt tôi là ông bà cầm quà và ba mẹ cầm bánh kem socola rất ngon .
– Bây giờ la giây phút quan trọng nhất mà em thích nhất đó là thổi nến và cắt chiếc bánh sinh nhật mười cả nhà .
III. Kết bài: nêu suy nghĩ về kỉ niệm đáng nhớ
– Em rất vui và cảm động vì được sống trong tình yêu thương của mọi người
– Ngày sinh nhật của em là một ngày đáng ghi nhớ và đê lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong em .
– Em cảm thấy biết ơn ông bà , bố mẹ đã quan tâm và yêu quý em
– Em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này .

Dựa vào dàn ý trên hãy viết thành bài văn

0 bình luận về “I. Mở bài: giới thiệu về một kỉ niệm đáng nhớ Mỗi chúng ta khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều có những kỉ niệm vui buồn đi theo suốt cuộc đời ch”

  1. Đáp án:

    Mỗi chúng ta khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều có những kỉ niệm vui buồn đi theo suốt cuộc đời chúng ta. Những kỉ niệm vui buồn hay đáng nhớ sẽ khiến chúng ta suy nghĩ về quá khứ nhiều hơn. Nhờ những kỉ niệm mà chúng ta có quá khứ và nhớ về chúng. Tôi sẽ kể các bạn nghe một kỉ niệm đáng nhớ của tôi là vào dịp sinh nhật năm 10 tuổi.

    Hôm đó là sinh nhật tôi . Tôi sống với ông bà nội , ba mẹ và em gái.Sáng tôi dậy rất sớm, ăn sáng rồi đến trường như mọi khi , em rất vui  Khi vào lớp em chsu ý nghe cô giảng bài  Khi ra về , bà nội đã đón em về   Khi về đến nhà, thì nhà tôi tối thui   Khi bước vào trong nhà thì đèn được bật sáng và cả nhà hát chúc mưng sinh nhật em   Trước mặt tôi là ông bà cầm quà và ba mẹ cầm bánh kem socola rất ngon .   Bây giờ la giây phút quan trọng nhất mà em thích nhất đó là thổi nến và cắt chiếc bánh sinh nhật mười cả nhà.

    Em rất vui và cảm động vì được sống trong tình yêu thương của mọi người   Ngày sinh nhật của em là một ngày đáng ghi nhớ và đê lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong em .  Em cảm thấy biết ơn ông bà , bố mẹ đã quan tâm và yêu quý em  Em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này .

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Trong quãng thời gian tuổi học trò, ai cũng có những kỉ niệm bạn bè, thầy cô. Dù rằng những kỉ niệm ấy vui hay buồn thì nó đều là hành trang của tuổi học trò giúp ta khôn lớn, trưởng thành. Đối với tôi – kỉ niệm về thầy Khánh – người thầy giáo cũ năm lớp 9 mãi mãi không bao giờ tôi quên. Đó là kỉ niệm buồn về một lần tôi đã nghĩ sai về thầy.

    Thầy Khánh thực ra không phải chủ nhiệm lớp tôi. Cô chủ nhiệm đi công tác một tuần nên Nhà trường phân công thầy phụ trách môn văn lớp tôi. Lớp tôi có lẽ rất ít bạn biết thầy Khánh và tôi cũng chưa thấy thầy bao giờ. Tôi nhớ đó là buổi học đầu tiên thầy đến dạy lớp tôi.

    Trong giờ ra chơi, cả lớp tôi nháo nhào cả lên, lộn xộn! Chúng nó đều đang đoán già đoán non thầy giáo mới như thế nào. Và tôi cũng không ngoại lệ. Không biết thầy mới như thế nào nhỉ? Chắc thầy vui tính, tâm lí lắm đây. Nhưng trái ngược với những gì tôi nghĩ, khi trống điểm tiết bốn, thầy bước vào lớp trong con mắt ngạc nhiên của chính tôi: thầy đã đứng tuổi, nước da ngăm đen sạm lại. Điều tôi chú ý nhất chính là mái tóc đã điểm những sợi bạc cố gắng che đi vết sẹo dài bên tai. Thầy nở nụ cười nhìn chúng tôi. Và bằng một giọng khàn khàn mà trầm đến lạ, thầy nói:

    – Xin chào cả lớp. Thầy là Nguyễn Văn Khánh – người trực tiếp phụ trách bộ môn Ngữ Văn lớp ta trong tuần này khi cô Mi có lịch đi công tác.

    Cả lớp im lặng. Thầy lại tiếp lời:

    – Hi vọng lớp chúng ta sẽ có những giờ học đáng nhớ.

    Tôi nghe thầy giới thiệu. Vì sao tôi không có chút thích thú nào?

    Tiết học bắt đầu với tiếng loạt xoạt mở sách vở. Thầy ghi lên bảng dòng chữ to: “Truyện ngắn Chiếc lược ngà -Nguyễn Quang Sáng”. Thầy giảng rất say sưa. Cả lớp chăm chú nghe thầy giảng. Nhưng không biết hôm nay tôi làm sao mà không nhập tâm vào bài học được. Giọng nói khản đặc của thầy cứ ù ù bên tai tôi một cách khó chịu. Tôi đã rất cố gắng, cố gắng để tiếp tục học, nhưng sao…

    Thầy hỏi chúng tôi có hiểu bài không, song tôi lại im lặng lúc đó mà không có ý kiến gì. Song song với việc giảng bài, thầy viết sơ đồ tư duy lên bảng. Giọng thầy run run một cách kì lạ, ngập ngừng như nghẹn lại cái gì ở cổ. Thầy sao vậy? Thầy có chuyện gì sao? Cả lớp nổi lên một vài tiếng động khe khẽ rồi lại im lặng khi thầy viết bảng. Thầy viết một cách chậm chậm, từ từ mà sao dòng chữ kia khó đọc quá. Cái nét chữ run run, xô lệch nhau tưởng chừng như sắp ngã. Tôi bắt đầu thấy khó chịu. Tôi thì thầm với thằng Nhân bên cạnh:

    – Mày ơi, thầy viết gì kia? Dạy gì mà trầm, chẳng sôi nổi như cô Mi. Sao tao chán học văn thầy dạy quá.

    Rồi tôi quay xuống bàn cái Hân:

    -Mày hiểu không? Thầy giảng khó nghe quá.

    Tôi học mà kiến thức cứ trôi tuột đi đâu. Giọng thầy thì khản đặc, chữ thầy thì bé cộng với trời ngoài kia mịt mù như sắp đổ mưa lớn khiến tôi càng không thiết tha với lời giảng.

    Thầy vẫn giảng, lớp vẫn chăm chú, tôi ngồi nghe lấy lệ. Cơn khó chịu nổi lên đỉnh điểm, tôi giơ tay nói:

    – Thầy nói to hơn được không ạ? Chữ thầy nhỏ quá em cũng không hiểu được ạ.

    Tôi ngồi phịch xuống. Thằng An lên tiếng trước thầy:

    – Mày có chịu nghe, chịu học đâu mà nhiều chuyện vậy? Cả lớp đang học say sưa mà mày thì ngọ nguậy rồi thưa này thưa nọ.

    Tôi quay sang lườm nguýt nó một cái.

    Thầy ho như muốn phá vỡ cái nghẹn trong cổ, quay xuống lớp nhìn chúng tôi với ánh mắt hiền mà ấm áp:

    – Thầy sẽ cố gắng. Em chưa hiểu chỗ nào thầy sẽ giảng lại nhé.

    Tôi im lặng chẳng nói gì, cũng chẳng cúi đầu làm như mình sai mà nhận lỗi. Cả lớp đổ dồn ánh mắt vào tôi, tôi mặc kệ.

    Trở lại tiết học, thầy thầy tiếp tục giảng và ghi. Tôi chỉ mong trống báo hết giờ sớm điểm. Rồi “Tùng!… Tùng!… Tùng!… ” – tiếng trống vang lên làm tôi như mở cờ trong bụng. Thầy nói:

    – Hết giờ rồi, chúng ta dừng tại đây. Các em về ôn bài để mai chúng ta tiếp tục học.

    Cả lớp thu xếp sách vở và ra về. Còn thầy thì vẫn ngồi trên bàn giáo viên. Tất nhiên với một đứa hóng về như tôi thì tôi sẽ là đứa ra về đầu tiên. Nhưng đến lán xe, tôi mới nhớ mình để quên mũ trên lớp. Vội vàng chạy lên, vừa sợ bị về sau các bạn, vừa sợ trời mưa.

    Bước tới cửa lớp, tôi sững người khi thấy thầy đang ngồi thoa thuốc lên vết sẹo dài kia.

    – Em… em chào thầy ạ! – Tôi lí nhí, ấp úng.

    Thầy không nói gì, mỉm cười, bình thản.

    – Thầy làm sao vậy ạ? – Tôi bất ngờ hỏi.

    Thầy đến bên tôi, ngồi vào cạnh ghế tôi, ôn tồn:

    – Ngày xưa thầy đi bộ đội. Ra chiến trường khói lửa, thầy bị đạn của địch bắn vào, lâu ngày thành sẹo. Mỗi khi trái gió trở trời như hôm nay là nó lại làm thầy đau đầu, nhức nhối.

    Tôi lặng người đi. Thì ra thầy viết nguệch ngoạc là vậy… Lòng tôi trào dâng một niềm xúc động nghẹn ngào. Tôi cầm thuốc thoa lên vết sẹo và nói trong tiếng khóc:

    – Thầy ơi, em xin lỗi, em đã nghĩ sai về thầy mà vô lễ với thầy.

    Thầy xoa đầu tôi, mỉm cười và khẽ lắc đầu:

    – Không sao mà em! Cố gắng học tập tốt là thầy cô vui lòng rồi.

    Ngồi nói chuyện với thầy một lúc lâu, tôi chào thầy ra về.

    Trời u ám mây đen nhưng lòng tôi nghẹn ngào đến lạ. Tôi không đạp nhanh, không lo chạy mưa mà chỉ nghĩ đến thầy Khánh – sợ thầy về trong cơn mưa bất chợt. Cảm ơn những người lính anh dũng như thầy – nhờ thầy chúng con được như ngày hôm nay. 
    vote 5 sao nha 

    Bình luận

Viết một bình luận