Xi-mông quay lại. Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu. Em trả lời, mắt đẫm lệ[4], giọng nghẹn ngào:
– Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố.
– Sao thế – bác ta mỉm cười bảo – ai mà chẳng có bố.
Em bé nói tiếp một cách khó khăn, giữa những tiếng nấc buồn tủi:
– Cháu… cháu không có bố.
Bác công nhân bỗng nghiêm lại; bác nhận ra thằng bé con nhà chị Blăng-sốt, và tuy mới đến vùng này, bác cũng đã mong manh biết chuyện của chị.
– Thôi nào – bác nói – đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu… một ông bố.
Câu 1 đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Vì sao
Câu 2 xác định và gọi tên thành phần biệt lập được nhà văn sử dụng trong đoạn trích
Câu 3 trong đoạn trích trên nỗi đau đớn và niềm khao khát có bố của xi mông được bộc lộ như thế nao
Câu 4 nêu tác dụng của dấu chấm lửng được nhà văn sử dụng liên tiếp trong đoạn văn
Câu 5 phân tích cấu trúc ngữ pháp và cho biết kiểu câu ( phân loại theo cấu tạo) câu bâc công nhân bỗng nghiêm lại… Biết chuyện của chị
Mng giúp e với ạ
1. Hình thức ngôn ngữ đối thoại
2, Thành phần biệt lập phụ chú: – bác ta mỉm cười bảo, – bác nói
3, Nỗi đau đớn và niềm khao khát của Xi-mông được thể hiện qua sự khóc lóc, mắt đẫm lệ, nghẹn ngào và em vừa nói trong khó khăn và vừa nấc vì em thực sự quá buồn tủi và khát khao có bố.
4, Dấu chấm lửng được sử dụng để diễn tả sự nghẹn ngào, đau khổ, ngập ngừng và buồn tủi của lời nói của Xi-mông khi em vừa khóc vừa kể về việc mình không có bố với bác công nhân.
5.
Bác công nhân / bỗng nghiêm lại; bác nhận ra thằng bé con nhà chị Blăng-sốt, và tuy mới đến
CN1 VN1 CN2 VN2
vùng này, bác / cũng đã mong manh biết chuyện của chị.
CN3 VN3
Đây là câu ghép