I.Phần đọc hiểu.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
Lòng dũng cảm là tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô hình có thể giúp con người sống một cuộc đời đích thực. Với lòng dũng cảm bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt với những trở ngại cuộc sống. Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ có ai biết tôi rèn và vận dụng nó thường xuyên thì mới có thể sở hữu lòng dũng cảm thật sự.
Hãy vận dụng lòng dũng cảm để củng cố sức mạnh tinh thần của bạn. Hãy tìm cho mình một hướng đi thích hợp và sống một cuộc đời đầy ý nghĩa. Hãy thử những công việc mới và phá bỏ các rào cản trong cuộc sống của bạn. Với lòng dũng cảm bạn sẽ vững vàng tiến về phía trước.
Câu 1. XĐ PTBĐ chính.
Câu 2 .Theo tác giả, để sở hữu lòng dũng cảm thật sự, ta cần phải làm gì?
Câu 3. Xác định phép liên kết hình thức và nêu tác dụng.
Câu 4. Giải thích nghĩa của từ “ Dũng cảm”. Tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ “ Dũng cảm”.
`1)` Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận.
`2)` Theo tác giả cần sở hữu lòng dũng cảm thật sự thì:
`-` Ta phải biết rèn luyện lòng dũng cảm một cách thường xuyên.
`-` Phải biết vẫn dụng đức tính ấy trong cuộc sống.
`3)` Đoạn trích có sử dụng những phép liên kết:
`-` Phép lặp:
`+` Lặp từ ” dũng cảm ” ở câu `(1);(2);(3);(4);(5);(8)`
`+` Lặp từ ” hãy” ở câu `(5);(6);(7)`
`-` Phép nối:
`+` Từ “nhưng” nối câu `(3)` với `(4)`
`=>` Các phép liên kết trên làm cho câu văn trong đoạn thêm chặt chẽ, logic, làm nổi bật được vấn đề nghị luận “Lòng dùng cảm”.
`4)` Dũng cảm là người không sợ gian khổ hay khó khắn luôn giám đứng ra giải quyết mọi vấn đề trước mắt.
Đồng nghĩa với dũng cảm là: Quả cảm; anh hùng, kiên cường, can đảm,…
Trái nghĩa với dũng cảm là: Hèn nhác, hèn nhát, yếu mền,…