I.Phần I. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một

I.Phần I. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tinh nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”
C1.Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?Tác giả là ai?
C2.Nêu nội dung đoạn trích trên
C3.Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh. Xác định kiểu so sánh trong các câu văn vừa tìm. Phân tích tác dụng của một phép so sánh mà em lựa chọn
C4.Viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh Dượng Hương Thư trong đoạn văn có sử dụng tính từ (gạch chân tính từ em sử dụng)
Phần II. Đề: Con đường đến trường đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Hãy tả về con đường thân thuộc ấy.

0 bình luận về “I.Phần I. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một”

  1. Câu ` 1 :`

    Đoạn văn trên được trích trong văn bản Vượt Thác do nhà văn Võ Quảng sáng tác.

    Câu `2 :`

    Miêu tả động tác chèo thuyền vượt thác đầy sự điêu luyện của Dượng Hương Thư, qua đó nói lên hình ảnh lao động của người dân ở vùng sông Thu Bồn.

    Câu `3 :`

    Câu văn sử dụng phép tu từ so sánh :

    `+` Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

    `->` Kiểu so sánh : so sánh ngang bằng.

    `->` Tác dụng : Tô đậm, khắc họa hình ảnh đầy dũng mãnh của Dượng Hương Thư trong cuộc chế ngự sự hung hãn của thiên nhiên. Qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên của nhà văn Võ Quảng.

    Câu `4 :`

    Trong văn bản Vượt Thác, nhân vật được tác giả nhấn mạnh để miêu tả là Dượng Hương Thư. Đó là một dân chài sống ở vùng sông Thu Bồn. Trong cuộc chinh phục sự khó khăn thiên nhiên, hình ảnh của Dượng Hương được tác giả tô đậm nổi bật. Từng động tác của Dượng nhanh răm rắp như thuộc làu làu. Nhờ lao động hằng ngày mà cơ thể của Dượng Hương Thư nhìn rất dũng mãnh, uy nghi như một vị thần. Các bắp thịt cuồn cuộn. Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra. Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Qua đó, ta vừa có thể chiêm ngưỡng sự hùng dũng của một người lao động, vừa tán phục con mắt, ngôn ngữ của tác giả rất phong phú.

    ________

    # Học tốt ^^

    Bình luận

Viết một bình luận