I,So sánh : câu 1: so sánh là gì?nêu cấu tạo của so sánh? câu 2: nêu các kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh? câu 3: tìm 10 câu ca dao, tục ngữ

By Eden

I,So sánh :
câu 1: so sánh là gì?nêu cấu tạo của so sánh?
câu 2: nêu các kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh?
câu 3: tìm 10 câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ có sử dụng biện pháp so sánh
câu 4:`tìm và nêu tác dụng biện pháp so sánh trong các ví dụ sau:/gạch ý rõ ràng/
a, Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ,biết học hành là ngoan (Hồ Chí Minh)
b, Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Tế Hanh)
c, Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nối tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi (Tố Hữu)
d, Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mông
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng (Minh Huệ)

0 bình luận về “I,So sánh : câu 1: so sánh là gì?nêu cấu tạo của so sánh? câu 2: nêu các kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh? câu 3: tìm 10 câu ca dao, tục ngữ”

  1. So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

    Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

    – Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

    – vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

    – Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

    – Từ so sánh.

    Tác dụng

    Biện pháp so sánh sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.Hoặc so sánh còn giúp hình ảnh, sự vật hiện tượng trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy cụ thể để so sánh cái không cụ thể hoặc trừu tượng. Cách này giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc đang được nói đến.

    Ngoài ra, so sánh còn giúp lời văn trở nên thú vị, bay bổng. Vì vậy được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình.

    a.So sánh ngang bằng

    -So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Mục đích ngoài tìm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc dễ hiểu.

    -Các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như, giống, là…

    b. So sánh hơn kém

    -So sánh hơn kém là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại.

    -Các từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì…

    -Để chuyển từ so sánh ngang bằng sang so sánh hơn kém, người ta chỉ cần thêm vào trong câu các từ phủ định như “không, chưa, chẳng..” và ngược lại để chuyển từ so sánh hơn kém sang so sáng ngang bằng.

    3. Anh em như thể chân tay rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

    Đường vô xứ nghệ quanh quanh non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

    Thân em như tấm lụa đào phất phơ ngoài chợ biết vào tay ai.     

    Công cha như núi thái sơn .Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

    Miệng cười như thể hoa ngâu.Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

    Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

    Thiếp như con hạc đầu đình, muốn bay không cất nổi mình mà bay.  

    Thân em như trái bần trôi. Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu

    Đường vô xứ Huế quanh quanh. Non sông nước biếc như tranh họa đồ.

    Thân em như củ âu gai. Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

    4.

    a/ Trẻ em như búp trên cành.Biết ăn ngủ,biết học hành là ngoan.

    b/Quê hương tôi có con sông xanh biếc.Nước gương trong soi tóc những hàng tre.Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng

    c/Con đi trăm núi ngàn khe.Chưa bằng muôn nối tái tê lòng bầm.Con đi đánh giặc mười năm.Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

    d/Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mông.Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.

    Làm cho đoạn thơ thêm sinh động,hấp dẫn,gợi hình, gợi cảm làm lôi cuốn người đọc.

                                                 Học tốt

    @Xin hay nhất cho nhóm

    Trả lời
  2. Bạn tham khảo

    Câu 1 .,2

    -SS là đối chiếu sự vật sự vc này vs sự vật sự vc khác có nét tương đồng để tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

    Cấu tạo 

    +Vế A

    +Phương diện ss

    +từ ss

    + vế B

    Câu 3

    -Thân e như trái bần trôi 

    gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

    -Thương người như thể thương thân

    -Thân e như tấm lụa đào

    phất phơ giữa chợ bt vào tay ai

    -Đường vô sứ huế quanh quanh

    non xanh nc biếc như tranh họa đồ

    -A e như thể tay chân

    -E như trái ớt chín cây

    càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng

    -Thân e như củ ấu gai

    trong ruột thì trắng vỏ ngoài thì đen

    -Thiếp như con hạc đầu đình

    -Thân e như thể hoa lài 

    -Thân e như thể bèo trôi

    Câu 4

    a> ss :Trẻ em như búp trên cành

    b>ssTâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    c>ss: từ Chưa bằng

    d>Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mông

    Td.Làm cho đoạn thơ thêm sinh động , hấp dẫn , sức gợi hình , sức biểu cảm cao lôi cuốn người đọc 

    Cna.204~~~Kirito

    Trả lời

Viết một bình luận