I/ Trắc nghiệm
Câu 1: Nhà Trần ban hành bộ luật mới với tên gọi là gì?
a. Quốc triều hình luậtb. Hình thư
c. Hồng Đứcd. Hoàng triều luật lệ
Câu 2: Khi Mông cổ cho sứ giả đến đưa thư dụ hàng vua Trần, thái độ của vua Trần thế nào?
a. Trả lại thưb. Thái độ giảng hoà
c. Bắt giam sứ giả vào ngụcd. Chém đầu sứ giả
Câu 3: Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý là ai?
a. Lý Huệ Tôngb. Lý Cao Tông
c. Lý Anh Tôngd. Lý Chiêu Hoàng
Câu 4: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?
a. Quân phải đông nước mới mạnhb. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông
c. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệd. Quân đội phải văn võ song toàn
Câu 5: Câu nói: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của vị tướng nào ở thời Trần?
a. Trần Quốc Tuấnb. Trần Anh Tông
c. Trần Khánh Dưd. Trần Cảnh
II/ Tự luận
Câu 1. Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào?
Câu 2. Tại sao nói: Cuộc tiến công sang nước Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tấn công với mục đích tự vệ?
Câu 3. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?
I/ Trắc nghiệm
Câu 1: Nhà Trần ban hành bộ luật mới với tên gọi là gì?
a. Quốc triều hình luật
Câu 2: Khi Mông cổ cho sứ giả đến đưa thư dụ hàng vua Trần, thái độ của vua Trần thế nào?
b. Thái độ giảng hoà
Câu 3: Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý là ai?
d. Lý Chiêu Hoàng
Câu 4: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?
b. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông
Câu 5: Câu nói: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của vị tướng nào ở thời Trần?
a. Trần Quốc Tuấn
II/ Tự luận
Câu 1. Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào?
Sớm phát hiện mưu đồ của kẻ thù, vua tôi nhà Lý đã chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó:
– Cử thái úy Lý Thường Kiệt – một người có cốt cách và tài năng phi thường làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.
– Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.
– Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.
– Đem quân xuống phía Nam, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.
Câu 2. Tại sao nói: Cuộc tiến công sang nước Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tấn công với mục đích tự vệ?
Vì cuộc tấn công này chỉ để tiêu diệt những khu tập trung nhiều lương thực,vũ khí chứ không phải tấn công để xâm lược. Lí Thường Kiệt đã có ý tưởng rất độc đáo , sáng tạo để tránh sự xâm lược của quân Tống làm như vậy để nhà Tống không còn lương thực vũ khí để xâm lược nước ta.
Câu 3. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?
* Giống nhau:
– Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
– Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.
* Khác nhau:
– Trong lần này, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.
– Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
Câu 1
A quốc triều hình luật
Câu 2
C Bắt giam sứ giả vào ngục
Câu 3
D Lý Chiêu Hoàng
Câu 4
B Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông
Câu5
D Trần Quốc Tuấn
II TỰ LUẬN
Câu 1
Sớm phát hiện mưu đồ của kẻ thù, vua tôi nhà Lý đã chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó:
– Cử thái úy Lý Thường Kiệt – một người có cốt cách và tài năng phi thường làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.
– Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.
– Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.
– Đem quân xuống phía Nam, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.
Câu 2
Vì cuộc chiến đấu này chỉ :
+ Tiến công vào các căn cứ quân sự của địch để đánh nước ta .
+ Trên đường đi không hề tàn sát người dân vô tội
+ Khi hoàn thành nhiệm vụ lập tức trở về
Câu 3
* Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
* Khác nhau:
+ Lần này tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
+ Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.