II. Ngành ruột khoang 1. Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang? 2. So sánh hình thức sinh sản vô tính của thủy tức và s

By Adalyn

II. Ngành ruột khoang
1. Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang?
2. So sánh hình thức sinh sản vô tính của thủy tức và san hô?
III. Ngành giun
1. Nêu tác hại của giun sán kí sinh. Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh
2. Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan? Nêu tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người? Nêu biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
3. Nêu các bước mổ giun đất? Tại sao khi mổ các động vật không xương sống thường phải mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước?
5. Đặc điểm nào của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh?
6. Nêu vòng đời của giun đũa và cách phòng chống?
7. Để phòng chống giun sán kí sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào?

0 bình luận về “II. Ngành ruột khoang 1. Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang? 2. So sánh hình thức sinh sản vô tính của thủy tức và s”

  1. II ngành ruột khoang

    1. đặc điểm chung:

    Cơ thể có đối xứng tỏa tròn

    Ruột dạng túi

    Dinh dưỡng dị dưỡng

    Thành cơ thể có 2 lớp tế bào

    Tự vệ và tấn công nhớ tế bào gai

    Vai trò

    Tạo vẻ đẹp cho thiên nhiên

    Có ý nghĩa sinh thái đối với biển

    Làm đồ trang trí, trang sức

    Cung cấp nguyên liệu( vôi)

    Làm thực phẩm giá trị

     Mk biết z 

    Giải thích các bước giải:

     

    Trả lời
  2. II. Ngành ruột khoang

    1. Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang?

    Đặc điểm chung của ngành ruột khoang
    – Cơ thể có đối xứng toả tròn.
    – Ruột dạng túi. Sống dị dưỡng
    – Thành cơ thể có hai lớp tế bào.
    – Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
    Vai trò của ngành ruột khoang
    – Trong tư nhiên:

    + Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: San hô, hải quỳ
    + Có ý nghĩa sinh thái đối với biển: các rạn san hô là nơi ở cho nhiều sinh vật biển
    – Đối với đời sống :     

    + Làm đồ trang trí , trang sức : San hô
    + Làm thưc phẩm có giá trị : Sứa sen, sứa rô
    + Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
    + Cung cấp nguyên liệu đá vôi: San hô đá
    – Tác hại:

    + Một số loài gây độc và ngứa cho con người: Sứa
    + San hô tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông.

    2. So sánh hình thức sinh sản vô tính của thủy tức và san hô?

    – Điểm giống nhau: Thủy tức và san hô đều sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi.

    – Khác:  

    + Ở thủy tức chồi con được tách khỏi cơ thể mẹ.             

    + Ở san hô chồi con không tách khỏi cơ thể mẹ.

    III. Ngành giun

    1. Nêu tác hại của giun sán kí sinh. Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh

    Tác hại

    – Lấy chất dinh dưỡng, thức ăn của vật chủ

    – Gây viêm nhiễm nơi kí sinh

    – Gây tắc ống mật

    – Thải ra các chất độc tố gây hại

    – Vật chủ ko ptriển đc

    Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh

    – Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

    – Ăn chín uống sôi 

    – Tẩy giun định kì

    2. Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan? Nêu tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người? Nêu biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

    Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan

    Sán lá gan

    – Cơ thể hình lá, dẹp, màu đỏ

    – Các giác bám phát triểnCó hai nhánh ruột,không có hậu môn

    -Sinh sản: lưỡng tính,có tuyến noãn hoàng 

    Giun đũa

    – Cơ thể thon dài, hai đầu thon lại

    – Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài

    -Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn

    – Sinh sản phân tính, tuyến sinh dục dạng ống

    Tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người

    -Chúng lấy chất dinh dường cua người, gây tắc ruột, tắc ống mật và tiết độc tố gây hại cho người.

    -Nếu có người mắc bệnh thì có thể coi đó là “ổ truyền bệnh cho cộng đồng”.

    -Vì từ người đó sẽ có rất nhiều trứng giun thải ra ngoài môi trường và có nhiều cơ hội đi vào người khác.

    Biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người

    -Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

    – Ăn chín uống sôi 

    – Tẩy giun định kì

    3. Nêu các bước mổ giun đất? Tại sao khi mổ các động vật không xương sống thường phải mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước?

    – Các bước mổ giun đất

    Bước 1 : Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim

    Bước 2 : Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chinh giữa lưng về phía đuôi

    Bước 3 : Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể

    Bước 4 : Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim đến đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu

    – Khi mổ các động vật không xương sống phải mổ mặt lưng vì tránh làm tổn thương chuỗi hạch thần kinh nằm ở mặt bụng

    5. Đặc điểm nào của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh?

    – Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,
    – Hầu phát triển ⇒  dinh dưỡng khỏe.

    6. Nêu vòng đời của giun đũa và cách phòng chống?

    – Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra → vào máu đi qua gan → tim → phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy. 

    – Biến pháp phòng tránh

    + Rửa sạch tay trước khi ăn

    + Ăn chín uống sôi

    + Không nên tự tiện đưa tay vào miệng vì tay có thể dính trứng giun

    + Tẩy giun thường xuyên 1- 2 lần trong năm

    7. Để phòng chống giun sán kí sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào?

    – Rửa sạch tay trước khi ăn

    – Ăn chín uống sôi

    – Không nên tự tiện đưa tay vào miệng vì tay có thể dính trứng giun

    – Tẩy giun thường xuyên 1- 2 lần trong năm

    NHỚ ĐÁNH GIÁ CHO MK CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT, VOTE 5 SAO VÀ ĐỪNG QUÊN CẢM ƠN NHÉ!!

     

    Trả lời

Viết một bình luận