III. ĐỌC- HIỂU Đọc thành tiếng: Thái sư Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm q

By aikhanh

III. ĐỌC- HIỂU
Đọc thành tiếng: Thái sư Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.
Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt. Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
– Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
-Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:
– Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
– Kẻ nào dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
– Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.
Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ
– Thái sư: Chức quan đầu triều thời xưa
– Câu đương: Một chức vụ nhỏ ở xã, giữ việc bắt bớ, áp giải người có tội
– Kiệu: Một phương tiện đi lại thời xưa gồm một chiếc ghế ngồi có mái che và đôi đòn khiêng, thường do bốn người khiêng
– Quân hiệu: Chức quan võ nhỏ
– Xã tắc: Đất nước, nhà nước
– Thượng phụ: Từ xưng hô để tỏ ý tôn kính Trần Thủ Độ (Thượng: bề trên, phụ: cha)
Làm bài tập sau:
1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
a. Yêu cầu chặt đứt một ngón tay của họ.
b. Yêu cầu chặt đứt một ngón chân của họ.
c. Không đồng ý và đuổi về.
2. Cách đối xử của Trần Thủ Độ với người xin chức câu đương thể hiện điều gì?
a. Ông là người nghiêm khắc trong công việc.
b. Ông tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ xin chức câu đương.
c. Có ý răn đe kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước.
3. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xứ lí như thế nào?
a. La mắng, khiển trách người quân hiệu.
b. Không trách móc mà còn thưởng cho vàng bạc.
c. La mắng và đuổi việc người quân hiệu.
4. Khi có tên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, thái độ của Trần Thủ Độ như thế nào?
a. Tức giận, quát tháo và cho rằng người ấy vu khống mình.
b. Nhận lỗi và xin vua thăng chức cho viên quan dám nói thẳng.
c. Nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
5. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thế nào?
a. Thẳng thắn.
b. Nghiêm minh.
c. Cương quyết.
IV. LUYỆN TẬP VÀ CÂU
1. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong hai câu thơ sau, cho biết đó là loại câu gì?
a. Vì nó ốm, nó không đi làm được.
b. Vì ốm, nó không đi làm được.
2. Xác định quan hệ từ trong câu ghép sau đây và cho biết câu ghép này thuộc loại nào?
Nếu lớp bạn đứng nhất thì chúng tôi cũng vào hàng thứ hai.
3. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu ghép sau đây:
Vì dịch bệnh kéo dài nên chúng em chưa đi học được.

0 bình luận về “III. ĐỌC- HIỂU Đọc thành tiếng: Thái sư Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm q”

  1.  1: B

    2 : C

     3 : B

     4 : C

     5 : A

    IV .

    Câu 1 :

    a. Vì nó ốm , nó không đi làm được . 

           CN                   VN

    b. Vì ốm , nó không đi làm được .

         CN                VN

    Câu 2 : 

    Cặp quan hệ từ Nếu …thì .

    Câu 3 : 

    Vì dịch bệnh kéo dài / nên chưa đi học được .

              CN                               VN   

    Trả lời
  2. Câu 1 : A 

    Câu 2 : C

    Câu 3 : B

    Câu 4 : C

    Câu 5 : A

    IV .

    Câu 1 :

    a. Vì nó ốm , nó không đi làm được . 

           CN                   VN

    b. Vì ốm , nó không đi làm được .

         CN                VN

    Câu 2 : 

    Cặp quan hệ từ Nếu …thì .

    Câu 3 : 

    Vì dịch bệnh kéo dài / nên chưa đi học được .

              CN                               VN   

    Trả lời

Viết một bình luận