xin dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của ông hai trong truyện ngắn làng của nhà văn kim lân ( không copy trên mạng )

xin dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của ông hai trong truyện ngắn làng của nhà văn kim lân ( không copy trên mạng )

0 bình luận về “xin dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng của ông hai trong truyện ngắn làng của nhà văn kim lân ( không copy trên mạng )”

  1. a. Mở bài: Ý chủ đề + tác giả + tác phẩm + nhận định khái quát

    b. Thân bài:

    * Hoàn cảnh nhân vật + phân tích tâm trạng: ảnh

    * Nghệ thuật: Ngôi kể thứ 3 nhưng điểm nhìn trần thuật đặt vào ông Hai, hình thứ ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm

    * Thái độ tác giả: đồng cảm, thấu hiểu, trân trọng tình cảm của ông Hai,…

    c. Kết bài: Khẳng định lại ý chủ đề + mở rộng nâng cao. 

    Bình luận
  2. Mở bài:

     – Giới thiệu tác giả, tác phẩm

     – Khái quát những nét chính nhân vật ông Hai

    Thân bài:

      1. Tình yêu làng của ông Hai ở nơi tản cư:

     – Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng Chợ Dầu, nhớ những lần ông cùng mọi người đào hào đắp ụ . . . tham gia kháng chiến. Ông vui sướng kể cho mọi người nghe về làng của mình

       `–>` Khảng định tình yêu và nỗi nhớ của ông Hai đối với làng

     – Tình yêu làng còn thể hiện trong việc ông Hai theo dõi tin tức, tự hào về những chiến công của nhân dân ta, về cuộc kháng chiến . . . 

      2. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây:

     – Bao nhiêu tình yêu làng giờ trở thành thất vọng. Ông Hai rơi vào tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng, nhục nhã. ” Cổ họng nghẹn ấn … Ông cố không tin nhưng không thể nào không tin được.

     – Cái tin làng theo Tây từ đó hiển hiện mãu trong tâm trí ông. Nó trở thành nỗi ảm ảnh thường trực trong ông. Tên đường về, ông cúi găm mặt xuống mà đi `->` Cảm thấy nhục nhã, xấu hổ.

     + Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nước mắt chảy ra đau đớn thất vọng. Bao niềm tin và sự tự hào về làng giờ tan biến, thay ào đó là nỗi niềm xót xa, tủi nhục. Nhìn lũ trẻ con, ông nghĩ ” Chúng nó … tuổi đầu” . . .

     + Tối đến, ông đau đớn khi nghe vợ nhắc đến cái tin dữ này. Ông chột dạ lo lắng khi nghe tiếng mụ chủ nhà . . . Mấy ngày sau đó, ông quanh quẩn trong nhà nghe ngóng, không dám đi đâu, chột dạ khi nghe nhắc đến “cam nhông” , ” Việt gian” . Ông hủi ra góc nhà ngồi im `->` Đau đớn, tủi nhục đến tột độ . . .

     + Khi nghe tin người ta không chứa người làng Chợ Dầu, ông đau đớn xót xa hơn ” Rồi biết đi đâu”, “ai người ta chứa” . . . Lúc này ông vẫn nghĩ về làng ” Hay là về làng” `->` tình yêu làng trong ông vẫn còn, nhưng vì kháng chiến, yêu nước và trung thành với cách mạng nên ông Hai đã thù làng . . .

     – Nội tâm ông Hai mâu thuẫn giữa yêu làng và thù làng làm ông càng dằn vặt, đau đớn. Ông Hai bế tắc, ông đã tâm sự với thàng cơn út . . . Lời tâm sự của hau cha con đã giải bài nỗi lòng của ông Hai, đã khẳng định ông Hai vẫn yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, yêu cụ Hồ . . .

      3. Khi nghe tin làng theo Tây được cải chính:

     Ông sung sướng vui vẻ khoe cái tin này cho tất cả mọi người. Ông khoe Tây đốt nhà mình, đốt sạch, đốt nhẵn để khảng định lòng yêu nước, trung thành vơi kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai và của lảng Chợ Dầu

      4. Nghệ thuật:

     Với nghệ thuật miêu tat tâm lí, đặc sắc, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, tác giã đã khắc họa thành công hình tượng người nông dân yêu nước, chất phát, đã làm xúc động lòng người . . . Hình tượn nhân vật ông Hai vừa phản ảnh chân thực nét cảm, nét nghĩ của người nông dân Việt nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Với hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống.

    Kết bài

     – Khẳng định lại vấn đề nghị luận

     – Liên hệ mở rộng

    Bình luận

Viết một bình luận