xin mở bài và kết bài của bài thơ Tây Tiến

xin mở bài và kết bài của bài thơ Tây Tiến

0 bình luận về “xin mở bài và kết bài của bài thơ Tây Tiến”

  1. MỞ BÀI nếu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Văn học Việt Nam với tác phẩm tiêu biểu là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật thì ở thời kì kháng chiến chống Pháp, bài thơ được biết đến nhiều nhất có lẽ là bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ đã thể hiện lên vẻ đẹp hào hùng, anh dũng của những người chiến sĩ dưới ngòi bút tài hoa, lãng mạn đầy thi vị của tác giả. Có lẽ khó có một bài thơ nào trong thời kì này sánh được bằng đoàn binh Tây tiến của ông.                           KẾT BÀI  Như vậy, thông qua sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và nhãn quan hiện thực, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên và con người trong sự phong phú, đa chiều. Thiên nhiên núi rừng hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, vừa thơ mộng, trữ tình, còn con người được phác họa qua những nét vẽ vừa hòa hoa, phong nhã, vừa bi tráng, kiêu hùng. Sự độc đáo trong cách khám phá hình tượng người lính đã làm nên những vần thơ đậm màu kiêu bạc, đồng thời tạo nên nét đẹp riêng cùng sức sống của bài thơ “Tây Tiến” trong muôn ngàn tác phẩm thơ viết về đề tài người lính, đề tài chiến tranh.

    Bình luận
  2.   Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.

           Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ là nỗi hoài niệm bâng khuâng về con đường hành quân giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng. Trên chặng đường quân hành đó, nổi bật lên là hình tượng người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm  và tâm hồn lãng mạn hào hoa dù phải sống giữa bao gian khổ và thiếu thốn. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết:

    “Tây Tiến biên cương mờ lửa khói

    Quân đi lớp lớp động cây rừng

    Và bài thơ ấy, con người ấy

    Vẫn sống muôn đời với núi sông” 

    Bình luận

Viết một bình luận