Xin tip làm phần đọc hiểu ngữ văn cao điểm với :)) kiểu cách xác định bptt , ptbd , tp biệt lập , khởi ngữ

Xin tip làm phần đọc hiểu ngữ văn cao điểm với :))
kiểu cách xác định bptt , ptbd , tp biệt lập , khởi ngữ

0 bình luận về “Xin tip làm phần đọc hiểu ngữ văn cao điểm với :)) kiểu cách xác định bptt , ptbd , tp biệt lập , khởi ngữ”

  1. Đây là cách riêng của mình ạ , bạn có thể tham khảo .

    – Để xác định biện pháp tu từ nên nắm chắc khái niệm của các biện pháp đó . Trong bài đọc hiểu phân tích biện pháp từ theo câu mà đề bài cho theo các khái niệm , định nghĩa để tìm ra biện pháp tu từ .

    VD : Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ 

           Màu nước xanh , cá bạc , chiếc buồm vôi ,

          Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

          Tôi thấy nhớ cái mùi mặn nồng quá

    + Biện pháp tu từ được sử dụng : Liệt kê ( liệt kê ở các từ được gạch chân )

    – Để xác định được phương thức biểu đạt theo mình nên dựa vào định nghĩa để xác định .

    – Tóm lại là để làm được phần đọc hiểu bạn phải nắm được định nghĩa , trình bày trang giấy thi được sạch đẹp , rõ ràng , khoa học và dễ hiểu . 

    – Đưa được định nghĩa vận dụng vào các bài học thực tế , thường xuyên luyện tập để thành thạo kiến thức và có bài kiểm tra được điểm cao .

    ĐÂY LÀ CÁCH CỦA MÌNH Ạ ! CHÚC BẠN CÓ MỘT HỌC PHẦN TỐT Ạ ! 

    Bình luận
  2. Để dc điểm cao phần đọc hiểu theo mình thấy không khó cũng không dễ , nhưng quan trọng bạn phải biết cách trình bày ( Hợp lí , đẹp ) Thì se không bị trừ những điểm vặt hay gọi là điểm oan : 

    ( Mình gợi ý một số cách trình bày , lưu ý ) như sau : 

    $1$ . Tuyệt đối không sử dụng dấu ” – ” hoặc “+” trong bài phần đọc hiểu 

    $2$ . Chú ý cách diễn đạt 

    $3$ . Về phần xác định các bài tập tiếng việt ( như tìm biện pháp tu từ , thành phần biệt lặp ) 

    – Bạn phải nắm rõ  về cách xác định của từng đơn vị kiến thức 

    Vd : Trong các biện pháp tu từ , khi nhắc đến so sánh bạn phải cách nhận biết như có từ ” như ” , ” hơn ” , nhắc đến nhân hóa bạn sẽ nhớ đến : Dùng những hành động của người để miêu tả hành động của vật , …. 

    Thành phần biệt lặp cần nhớ : 

    Có bao nhiêu thành phần ?>

    + thành phần phụ chú 

    + Thành phần tình thái 

    + thành phần gọi đáp 

    .. 

    Và từng thành phần có những đặc điểm khác biệt như : Thành phần phụ chú đặ trưng có dấu “-” , hai dấu phẩy hay , một dấu “-” và một dấu phẩy . 

    …..

    tương tự như các đơn vị kiến thức tiếng việt khác bạn cũng phải nắm gọn kiến thức của chúng , biết cách trình bày và sử dụng . 

    $4$ . Bản phải thường xuyên làm bài tập để quen với dạng , cách trình bày ( quen mắt cách làm ) 

    @@@Học tốt nhé ! Có gì thì bạn cứ hỏi mình nhé !

    Bình luận

Viết một bình luận