IV. Ngành thân mềm 1. Vì sao lại xếp mực và bạch tuộc bơi nhanh vào cùng ngành với trai và ốc sên di chuyển chập chạp? 2. Nêu đặc điểm chung và vai t

By Hailey

IV. Ngành thân mềm
1. Vì sao lại xếp mực và bạch tuộc bơi nhanh vào cùng ngành với trai và ốc sên di chuyển chập chạp?
2. Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm?
3. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước
4. Nêu vai trò thực tiễn của động vật ngành thân mềm?
V. Ngành chân khớp
1. Hãy nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp?
2. Trình bày đặc điểm chung của lớp sâu bọ. vì sao ta cần hạn chế tiêu diệt sâu bọ có hại bằng biện pháp hóa học
3. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?

0 bình luận về “IV. Ngành thân mềm 1. Vì sao lại xếp mực và bạch tuộc bơi nhanh vào cùng ngành với trai và ốc sên di chuyển chập chạp? 2. Nêu đặc điểm chung và vai t”

  1. Đáp án:

    câu 1

    Mực và bạch tuộc đều có đặc điểm chung của ngành Thân mềm là: 

    • Thân mềm, không phân đốt
    • Có vỏ đá vôi
    • Có khoang áo
    • Có hệ tiêu hóa phân hóa
    • Cơ quan di chuyển thường đơn giản

    câu 2

    Đặc điểm chung:

    – Thân mềm không phân đốt có vỏ đá vôi

    – Có khoang áo.

    – Hệ tiêu hóa phân hóa

    – Cơ quan di chuyển thường đơn giản

    Vai trò:

    + Làm thực phẩm cho con người

    + Nguyên liệu xuất khẩu

    + Làm thức ăn cho động vật

    + Làm sạch môi trường nước

    + Làm đồ trang trí, trang sức

    + Có ý nghĩa địa chất – Tác hại:

    + Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán

    + Làm hại cây trồng

     

    câu 3

    • Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trong nước.
    • Ở những vùng nước ô nhiễm, người ăn trai (sò cũng vậy) – Vì bị ngộ độc vì khi lọc nước lấy thức ăn chúng cũng giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể.

    câu 4

    Vai trò :

    Có lợi :

    – làm thực phẩm cho con người : ngao, hến, mực, ốc, sò, trai,…

    – làm thức ăn cho động vật khác : ốc sên, hến, mực, trai,…

    – làm đồ trang sức : ốc gai, sò, ngọc trai, ốc tai,…

    – làm vật trang trí : xà cừ, trai, sò, ốc tù và,…

    – làm sạch môi trường nước : trai, vẹm, hàu, sò, ngao, hến,…

    – có giá trị xuất khẩu : mực, nghêu, sò huyết, ngao, sò,…

    – có giá trị về mặt địa chất : ốc, sò, ngao,…

    Có hại :

    – có hại cho cây trồng : ốc bươu, ốc sên,…

    – làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán : ốc mút, ốc ao,…

    V. Ngành chân khớp

    câu 1

    Phần phụ chân khớp phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.
    Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ tham gia để bắt, giữ và chế biến mồi.
    Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể.
    Vỏ kitin có chức năng như bộ xương ngoài.
    Có cấu tạo mắt kép gồm nhiều ô mắt ghép lại.
    Có tập tính chăn nuôi các động vật khác.

    cơ thể thường chia lm 3 phần: đầu ,ngực , bụng

    vai trò

    Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể râtd lớn nên chân khớp vo vai trò rất lớn.

    * Có lợi: – Làm thực phẩm: tôm, cua

    – Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm

    – Bắt sâu bọ có hại: nhện chăng lưới, bọ cạp

    – Nguyên liệu làm mắm: tôm, tép

    – Xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú

    * Có hại: – Làm hại cây trồng: nhện đỏ

    – Làm hại đồ gỗ trong nhà: mối

    – Có hại cho giao thông đường thủy: con sun

    – Truyền nhiều bệnh nguy hiểm: ruồi, muỗi

    câu 2

    Đặc điểm chung của lớp sâu bọ:

    – Cơ thể gồm 3 phần riêng biệt: đầu, ngực, bụng.

    – Đầu có một đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

    – Hô hấp bằng ống khí.

    – Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng
    Cần hạn chế tiêu diệt sâu bọ có hại bằg biện pháp hóa học vì các loại thuốc hóa học diệt sâu bọ là các hóa chất rất độc hại, khi phun diệt sâu bọ sẽ ngấm vào trong đất, bay ra ngoài không khí, gây ô nhiễm nguồn nước. Khi con người ăn phải nguồn nước độc hại này, sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm như ung thư.

    câu 3

    Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

     

    Trả lời

Viết một bình luận