kể 1 lần mà em mắc lỗi ( ko làm bài tập )mà ko chép mạng
0 bình luận về “kể 1 lần mà em mắc lỗi ( ko làm bài tập )mà ko chép mạng”
Dù thời gian đã trôi qua, nhưng em vẫn nhớ mãi một kỉ niệm không đẹp chút nào giữa em và cô Tâm. Chính sự kiện lần ấy đã khiến em hoàn toàn thay đổi, trở thành một sinh chăm ngoan, gương mẫu.
Chuyện xảy ra lúc em học lớp 3, và cô Tâm là cô giáo chủ nhiệm của em. Hồi ấy, em rất lười viết chính tả, cứ mỗi khi cô giao bài tập có viết chính tả là em lại ghét vô cùng. Đến một lần, trong kì nghỉ Tết, cô Tâm yêu cầu mỗi bạn chép một bài chính tả về chủ đề năm mới tự chọn. Thế nhưng vì ham chơi và cũng vì không thích viết, em đã bỏ quên phần bài tập này. Và tất nhiên, khi cô giáo thu bài em đã không có bài để nộp. Tuy nhiên em vẫn không nói với ai về chuyện này, giả vờ như mình đã nộp bài cho cô như các bạn. Cho đến tuần sau đó, cô giáo trả bài, cả lớp, mỗi em là không nhận được bài. Vậy là em đã đứng lên, hỏi cô rằng mình chưa nhận được vở. Cô Tâm đã rất ngạc nhiên, nhìn vẻ mặt bình tĩnh của em cô hỏi lại:
– Em chắc chắn là mình đã nộp vở cho cô rồi chứ?
– Vâng, em đã nộp rồi ạ – Em trả lời bằng giọng chắc chắn.
Cô Tâm im lặng nhìn em một lúc lâu, rồi khẽ nói:
– Ừ, cô biết rồi, em ngồi xuống đi, để cô về nhà tìm lại.
Vậy là em ngồi xuống và bình tĩnh ngồi học như không có chuyện gì xảy ra. Thế nhưng, thời gian trôi đi, một ngày, hai ngày rồi ba ngày, em càng lúc lại càng bất an. Mỗi khi nhìn thấy cô Tâm, em lại bất giác tránh đi ánh mắt của cô. Bởi em cảm giác như cô hiểu hết mọi điều. Rồi một tuần trôi qua, cô Tâm vẫn chẳng nói gì cả. Sự dằn vặt trong em thì ngày càng lớn dần. Trong em lúc nào cũng lẫn lộn các dòng suy nghĩ: Cô đã phát hiện ra rồi ư? Mình nên làm gì đây? Nói thật với cô hay là lại nói dối tiếp nữa? Rồi chuyện gì sẽ xảy ra đây?… Thế là suốt hai ngày cuối tuần, em lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ, không thể tập trung làm gì được cả. Và rồi, sự ân hận đã vượt lên quá cao, cao hơn cả sự sợ hãi khi bị phát hiện mình nói dối. Sáng hôm sau, lớp em lại có tiết của cô Tâm. Suốt buổi học, em cứ thẩm thỏm, liên tục nhẩm lại những gì mình định nói. Cuối tiết, khi tiếng trống vang lên, cô Tâm rời khỏi lớp học, em cũng chạy vội theo phía sau, xin phép được nói chuyện với cô. Rồi cả em và cô cùng tiến vào phòng giáo viên. Trước ánh mắt nghiêm túc của cô, em lắp bắp thú nhận sự thật. Không hiểu sao, dù đã tập dượt trước ở nhà nhiều lần, nhưng bây giờ em lại nói ngắc ngứ như vậy. Tuy nhiên, cô Tâm vẫn im lặng lắng nghe em nói hết. Ánh mắt của cô cũng dần trở nên hiền dịu hơn. Cuối cùng cô bảo:
– Ngay từ hôm đó, cô đã biết là em nói dối cô rồi. Thế nhưng cô không nói ra, chính là để chờ ngày hôm nay, khi em thực sự nhận ra lỗi sai của mình và thành tâm muốn sửa chữa. Cô rất tự hào khi em đã dũng cảm thừa nhận lỗi sai của mình như thế này.
Nghe cô nói xong, khóe mắt em tự nhiên cay cay, rồi em òa khóc và ôm chầm lấy cô. Vừa khóc vừa xin lỗi cô rối rít. Còn cô, cũng hiền từ vòng tay ôm lấy em, xoa tóc em mà dỗ dành. Từ hôm đó, em học tập chăm chỉ và nghiêm túc hơn. dù gặp bài mình không thích cũng làm đầy đủ. Đặc biệt là em đã bỏ đi được tật nói dối của bản thân. Thế nên, em cảm ơn cô Tâm rất nhiều.
Kỉ niệm trên tuy là kỉ niệm không đẹp, nhưng nó có rất nhiều ý nghĩa đối với em. Vì vậy, dù dòng đời có cuốn xoay như thế nào, em sẽ không bao giờ quên sự kiện lần ấy, cùng ánh mắt, nụ cười dịu hiền như mẹ của cô Tâm.
Dù thời gian đã trôi qua, nhưng em vẫn nhớ mãi một kỉ niệm không đẹp chút nào giữa em và cô Tâm. Chính sự kiện lần ấy đã khiến em hoàn toàn thay đổi, trở thành một sinh chăm ngoan, gương mẫu.
Chuyện xảy ra lúc em học lớp 3, và cô Tâm là cô giáo chủ nhiệm của em. Hồi ấy, em rất lười viết chính tả, cứ mỗi khi cô giao bài tập có viết chính tả là em lại ghét vô cùng. Đến một lần, trong kì nghỉ Tết, cô Tâm yêu cầu mỗi bạn chép một bài chính tả về chủ đề năm mới tự chọn. Thế nhưng vì ham chơi và cũng vì không thích viết, em đã bỏ quên phần bài tập này. Và tất nhiên, khi cô giáo thu bài em đã không có bài để nộp. Tuy nhiên em vẫn không nói với ai về chuyện này, giả vờ như mình đã nộp bài cho cô như các bạn. Cho đến tuần sau đó, cô giáo trả bài, cả lớp, mỗi em là không nhận được bài. Vậy là em đã đứng lên, hỏi cô rằng mình chưa nhận được vở. Cô Tâm đã rất ngạc nhiên, nhìn vẻ mặt bình tĩnh của em cô hỏi lại:
– Em chắc chắn là mình đã nộp vở cho cô rồi chứ?
– Vâng, em đã nộp rồi ạ – Em trả lời bằng giọng chắc chắn.
Cô Tâm im lặng nhìn em một lúc lâu, rồi khẽ nói:
– Ừ, cô biết rồi, em ngồi xuống đi, để cô về nhà tìm lại.
Vậy là em ngồi xuống và bình tĩnh ngồi học như không có chuyện gì xảy ra. Thế nhưng, thời gian trôi đi, một ngày, hai ngày rồi ba ngày, em càng lúc lại càng bất an. Mỗi khi nhìn thấy cô Tâm, em lại bất giác tránh đi ánh mắt của cô. Bởi em cảm giác như cô hiểu hết mọi điều. Rồi một tuần trôi qua, cô Tâm vẫn chẳng nói gì cả. Sự dằn vặt trong em thì ngày càng lớn dần. Trong em lúc nào cũng lẫn lộn các dòng suy nghĩ: Cô đã phát hiện ra rồi ư? Mình nên làm gì đây? Nói thật với cô hay là lại nói dối tiếp nữa? Rồi chuyện gì sẽ xảy ra đây?… Thế là suốt hai ngày cuối tuần, em lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ, không thể tập trung làm gì được cả. Và rồi, sự ân hận đã vượt lên quá cao, cao hơn cả sự sợ hãi khi bị phát hiện mình nói dối. Sáng hôm sau, lớp em lại có tiết của cô Tâm. Suốt buổi học, em cứ thẩm thỏm, liên tục nhẩm lại những gì mình định nói. Cuối tiết, khi tiếng trống vang lên, cô Tâm rời khỏi lớp học, em cũng chạy vội theo phía sau, xin phép được nói chuyện với cô. Rồi cả em và cô cùng tiến vào phòng giáo viên. Trước ánh mắt nghiêm túc của cô, em lắp bắp thú nhận sự thật. Không hiểu sao, dù đã tập dượt trước ở nhà nhiều lần, nhưng bây giờ em lại nói ngắc ngứ như vậy. Tuy nhiên, cô Tâm vẫn im lặng lắng nghe em nói hết. Ánh mắt của cô cũng dần trở nên hiền dịu hơn. Cuối cùng cô bảo:
– Ngay từ hôm đó, cô đã biết là em nói dối cô rồi. Thế nhưng cô không nói ra, chính là để chờ ngày hôm nay, khi em thực sự nhận ra lỗi sai của mình và thành tâm muốn sửa chữa. Cô rất tự hào khi em đã dũng cảm thừa nhận lỗi sai của mình như thế này.
Nghe cô nói xong, khóe mắt em tự nhiên cay cay, rồi em òa khóc và ôm chầm lấy cô. Vừa khóc vừa xin lỗi cô rối rít. Còn cô, cũng hiền từ vòng tay ôm lấy em, xoa tóc em mà dỗ dành. Từ hôm đó, em học tập chăm chỉ và nghiêm túc hơn. dù gặp bài mình không thích cũng làm đầy đủ. Đặc biệt là em đã bỏ đi được tật nói dối của bản thân. Thế nên, em cảm ơn cô Tâm rất nhiều.
Kỉ niệm trên tuy là kỉ niệm không đẹp, nhưng nó có rất nhiều ý nghĩa đối với em. Vì vậy, dù dòng đời có cuốn xoay như thế nào, em sẽ không bao giờ quên sự kiện lần ấy, cùng ánh mắt, nụ cười dịu hiền như mẹ của cô Tâm.