-Kẻ bảng phân tích:từ ngữ hình ảnh ;phép từ từ;cảm nhận đánh giá về vẻ đẹp thiên nhiên -xác định vị trí đoạn trích +bố cục trong văn bản:cảnh ngày xuâ

By Aaliyah

-Kẻ bảng phân tích:từ ngữ hình ảnh ;phép từ từ;cảm nhận đánh giá về vẻ đẹp thiên nhiên
-xác định vị trí đoạn trích +bố cục
trong văn bản:cảnh ngày xuân
Ai giúp em với mai em nộp r ạ em cảm ơn em đg gấp lắm ạ☹️: cảm ơn ạ????

0 bình luận về “-Kẻ bảng phân tích:từ ngữ hình ảnh ;phép từ từ;cảm nhận đánh giá về vẻ đẹp thiên nhiên -xác định vị trí đoạn trích +bố cục trong văn bản:cảnh ngày xuâ”

  1. – Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” thuộc phần I: “Gặp gỡ và đính ước”

    – Bố cục: 3 phần

     + Phần 1: 4 câu đầu”Ngày xuân… bông hoa” – Khung cảnh ngày xuân

    +Phần 2: 8 câu tiếp”Thanh minh….  giấy bay”  – Cảnh lễ hội

    + Phần 3: 6 câu cuối “tà tà…. bắc ngang” – Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về

    – Phép tu từ: 

    +Hình ảnh ẩn dụ “con én  đưa thoi” nói lên mùa xuân chim én bay qua bay lại như thoi đưa là đặc trưng của mùa xuân .Mùa xuân trôi qua thật nhanh khiến tác giả có cảm giác bâng khuâng, tiếc nuối. Bức tranh tuyệt đẹp của mùa xuân được tác giả miêu tả qua hình ảnh “cỏ non xanh”, hoa lá. Nguyễn Du đã sử dụng màu sắc rất hài hòa, nền của bức tranh là màu xanh đến tận chân trời của thảm cỏ. Nổi bật trên nền xanh ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Chữ “ trắng” được đảo lên trước tạo bất ngờ cho câu thơ tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp vừa có chiều dài, chiều rộng. Chiều cao đến tận chân trời vừa có điểm gần”cành lê trắng”. Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, đầy sức sống, trong trẻo, tinh khiết.Từ “điểm” làm cho cảnh vật sống động trở nên có hồn gợi đôi bàn tay người họa sĩ vẽ nên thơ nên hoa. Bức tranh xuân không chỉ đẹp mà còn nó còn rất sinh động. Điều đó, chứng tỏ Nguyễn Du đã vẽ bằng cả tình yêu, niềm say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

    +Hình ảnh so sánh “ ngựa xe như nước, áo quần như nêm”

    +Từ láy “ dập dìu,ngổn ngang” nói lên không khí ngày hội đông vui náo nhiệt, từng đoàn người đi lễ hội trải dài như vô tận. Qua cuộc du xuân tác giả đã khắc họa truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa họ sắm sửa lễ vật đi tảo mộ. Thái độ tôn kính trang nghiêm với những người đã khuất. Đồng thời thể hiện sự yêu quý trân trọng trong nét đẹp văn hóa ấy. Đoạn thơ Cho ta hiểu rõ tài năng của Nguyễn Du khi miêu tả cảnh sinh hoạt của con người.

    Trả lời

Viết một bình luận