Kẻ bảng so sánh khác nhau về chế độ PK phương Tây và phong kiến phương Đông

Kẻ bảng so sánh khác nhau về chế độ PK phương Tây và phong kiến phương Đông

0 bình luận về “Kẻ bảng so sánh khác nhau về chế độ PK phương Tây và phong kiến phương Đông”

  1. dieulinh

    Tích cực

    Sự giống và khác nhau về cơ sở kinh tế, xã hội và nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây.

    Cơ sở kinh tế:

    – giống nhau: bước vào xa hội phong kiến, cư dân ở phương Đông và phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín.

    – Khác nhau:

    + Ở phương Đông sản xuất bị bó hẹp, đóng kín trong công xã nông thôn.

    + Ở phương Tây bí bó hẹp đóng kín trong lãnh địa phong kiến.

    Xã hội:

    – giống nhau: Oử xã hội phong kiên của cả phương Tây và phương Đông đều thấy rõ 2 giai cấp cơ bản: Giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột.

    – Khác nhau:

    + Phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh

    + Phương Tây: Lãnh chúa và nông nô. Ở phương Tây sự bóc lột diễn ra gay gắt hơn phương Đông.

    Nhà nước

    – giống nhau: đều theo chế độ quân chủ

    – khác nhau:

    + Phương Đông: theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sự chuyên chế của một ông vua đã có từ thời cổ đại. Sang xã hội phong kiến, nhà vua chuyên chế còn tăng thêm nhiều quyền lực.

    + Phương Tây: Quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong lãnh địa., phải đến thế kỷ XV, khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành mới ngày càng tập trung vào tay vua.

    Bình luận
  2. Xã hội phong kiến phương Đông:

    – Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.

    – Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.

    – Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.

    – Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.

    – Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).

    – Thể chế chính trị: quân chủ.

    Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):

    – Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.

    – Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .

    – Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.

    – Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.

    – Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).

    – Thể chế chính trị: Quân chủ.

    Bình luận

Viết một bình luận