Kể lại các sự việc chính trong chuyện người con gái Nam Xương.

Kể lại các sự việc chính trong chuyện người con gái Nam Xương.

0 bình luận về “Kể lại các sự việc chính trong chuyện người con gái Nam Xương.”

  1. Ngày xưa, trong dân giann đã lưu truyền một câu chuyện vô cùng cảm động về một người phụ nữ hiền hậu nết na nhưng lại phải chịu một nỗi oan “tai bay vạ gió” mà mình không hề gây ra, chỉ vì người chồng mang tính đa nghi, nhỏ nhen của mình. Đó là câu chuyện dân gian “Vợ chàng Trương”, nhưng trong câu chuyện dân gian này kết cục của Vũ Thị Thiết, vợ của chàng Trương vô cùng bi thảm, vì bị chồng hàm oan nên Vũ Thị Thiết đã gieo mình xuống dòng sông Hoàng Giang mà tự tử. Tiếc thương cho người phụ nữ nết na, bạc mệnh nhà văn Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ mười bốn đã mượn cốt truyện của câu chuyện cổ “Vợ chàng Trương”, chi tiết trong truyện về cơ bản là được nhà văn Nguyễn Dữ giữ nguyên nhưng nhà văn lại thể hiện được tinh thần nhân đạo của mình thông qua viết tiếp cái kết bi thảm của Vũ Thị Thiết.

    Câu chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ kể về cuộc đời và số phận của một người con gái đức hạnh nhưng lại có cuộc đời đầy bi kịch Vũ Thị Thiết. Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông nghèo, mẹ mất sớm, chỉ có hai cha con lương tựa vào nhau mà sống. Cuộc sống tuy có những khó khăn về vật chất nhưng hai cha con luôn sống vui vẻ, hạnh phúc bởi họ dành cho nhau tình cảm yêu thương chân thành. Vũ Thị Thiết là một người con có hiếu, luôn có ý thức phụng dưỡng cha. Cuộc sống có lẽ cứ bình lặng như vậy trôi qua nếu như Vũ Thị Thiết không đến tuổi lập gia đình.

    Một ngày nọ có một chàng trai họ Trương, tên Sinh ở làng bên sang hỏi cưới Vũ Thị Thiết. Mặc dù nàng không muốn kết hôn vì không yên tâm để người cha già yếu sống một mình, nhưng trước lời khuyên răn của cha thì Vũ Thị Thiết đã đồng ý lấy Trương Sinh, theo lời cha nàng thì con gái lớn thì phải gả chồng, không thì sẽ phải chịu những điều tiếng khắt khe của xã hội. Hơn nữa, cha nàng có thể tự lo cho mình, nếu nàng lấy chồng thì cha nàng cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc, nếu nàng vẫn cố chấp không chịu lấy thì chính là một đứa con bất hiếu, làm cho cha buồn phiền, bị bà con hàng xóm đàm tiếu, dị nghị.

    Bình luận
  2.  Vũ Nương là người con gái đảm đang, sinh đẹp, khéo léo

    – Trương Sinh nhờ mẹ đem sính lễ đến hỏi nàng về làm vợ

    Đang trong thời gian mặn nồng, hạnh phúc, chiến tranh phi nghĩa xảy đến, Trương Sinh phải từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi chiến đấu

    Trong thời gian Trương Sinh đi lính:

    + Vũ Nương ở nhà nuôi con, chăm soc mẹ già bị bệnh => Một người con dâu hiếu tháo.

    + Khi mẹ mất, Vũ Nương lo liệu cho mẹ được mồ yên mả đẹp.

    – TS định bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận cha, nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đến

    – Tính TS đa nghi lại vội vàng nên vô cùng giận giữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi.

    – Trước cơn thịnh nộ của TS, Vũ Nương hết lời giải thích, thanh minh, nàng hỏi tôi chuyện kia nhưng TScố tình không nói, TS vẫn mắng nhiếc thậm tệ và đuổi đi mặc cho hàng xóm can ngăn

    – Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn để giữ sự trong sạch

    – Một đêm, nằm cùng bé Đản, bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình.

    – Cạnh bến sông có người tên Phan Lang, vì được Linh phi dưới thủy cung đền ơn cứu mạng nên đã được cứu vớt trong một lần chạy giặc Minh.

    – Ở dưới thủy cung, ông ta gặp Vũ Nương. Nàng đã nhờ Phan Lang chuyển lời và chuyển kỉ vật đến TS.

    – TS lập đàn giải oan cho Vũ Nương. nàng hiện về nói lời cuối r biết mất

    Bình luận

Viết một bình luận