kể lại chuyện thánh gióng theo lời văn của em ko chép mạng tuyệt đối ko

kể lại chuyện thánh gióng theo lời văn của em
ko chép mạng tuyệt đối ko

0 bình luận về “kể lại chuyện thánh gióng theo lời văn của em ko chép mạng tuyệt đối ko”

  1. Đời Hùng Vương thứ 6, làng nọ đôi vợ chồng già nghèo khó nhưng tốt bụng. Hằng ngày, hai vợ chồng lên rừng kiếm củi. Tuy nhà nghèo, không có cơm ăn nhưng vẫn thường xuyên giúp đỡ mọi người trong làng nên ai trong làng cũng quý mến họ. Họ ao ước có được một đứa con.

    Hôm nọ, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân rất to. Bà đặt chân mình vào thử xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai. 12 tháng sau, bà sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Nhưng kì lạ thay! Cậu bé lên ba không biết nói, cười; cũng chẳng biết đi. Vợ chồng họ lo lắng lắm!

    Bấy giờ, giặc Ân đang lăm le nước ta. Vua phái sứ giả đi tìm nhân tài cứu nước. Đứa bé nghe loa của sứ giả, nói với mẹ rằng: -“ Mẹ cho mời sứ giả vào đây cho con”.

    Sứ giả vào, đứa bé bảo:
    -“Ông về tâu với vua, làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
    Sứ giả vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ bèn về tâu với vua những gì chú bé đã dặn.

    Nhưng kì lạ hơn! Từ ngày gặp sứ giả thì cậu bé lớn nhanh như thổi, ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong thì đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng ông không đủ gạo, đủ tiền để nuôi cậu bé bèn nhờ dân làng giúp đỡ. Ai cũng vui vẻ gop góp gạo cho cậu để cậu đi đánh giặc.

    Rồi sứ giả đem đến những gì chú bé đã căn dặn. Bỗng cậu vươn vai trở thành tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt phi lên ngựa. Ngựa hí ra lửa. Ngựa phi nước đại, phun lửa xông thẳng vào quân giặc, giết hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ ra. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà chạy. Đuổi đến chân núi Sóc thì không còn bóng giặc. Tráng sĩ cởi áo giáp sắt bỏ lại, một mình một ngựa bay về trời.

    Để tưởng nhớ người tráng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược, nhà vua phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

    Hiện nay vẫn còn dấu tích đền thờ ở làng Phù Đổng, tục hay gọi là làng Gióng. Hàng năm, đến tháng tư là làng mở hội tưng bừng để tưởng nhớ người tráng sĩ Thánh Gióng. Người ta còn bảo với nhau rằng, những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ nối tiếp nhau. Nghe nói ở Gia Bình có những bụi tre đằng ngà màu vàng óng. Chính ngựa của Gióng đã phun lửa mà nó cháy sém như vậy. Khi phun lửa đã làm cháy một làng, gọi là làng Cháy.

    Phù. Mệt qué

    #Cho Mèo sin CTLHN ak >.<

    #Hem có coppy đâu đừng lo

    Bình luận

Viết một bình luận