kể lại đoạn trích an dương vương theo lời kể của mị châu
0 bình luận về “kể lại đoạn trích an dương vương theo lời kể của mị châu”
Mị Châu trong câu chuyện truyền thuyết chính là tôi đây. Hôm nay tôi ở đây để kể lại cho bạn câu chuyện do nhẹ dạ và ngây thơ tin người mà tôi đã trở thành tội đồ của cả dân tộc, được thế hệ sau nhắc đến như một bài học đắt giá cho sự cảnh giác.
Cha tôi là An Dương Vương, là vua nước Âu Lạc, ông xây thành ở đất Việ Thường nhưng mãi không xong, xây đến đâu lại lở đến đấy. Có một cụ già từ phương đông đến, cha tôi liền thắc mắc tại sao thành mãi không xây được, ông nói rằng sẽ có sức Thanh Giang đến giúp ông xây thành. Và quả thật, hôm sau có một con Rùa Vàng tự xưng là sứ Thanh Giang đến cứu giúp, cha tôi đã xây dựng được một khung thành vững chắc, đào hào sâu. Không những thế, thần còn tháo vuốt cho cha tôi và dặn đem làm lẫy nỏ để mà giữ nước. Chiếc nỏ thần ấy đúng thật là công hiêu thật lớn. Năm ấy,Triệu Đà cử binh xâm lược phương Nam, song vì Âu Lạc có nỏ thần do thần ban cho nên quân Đà thua lớn, bèn xin giao hoà.
Cha tôi thấy vậy cũng đã đồng ý gả tôi cho Trọng Thủy-con của Triệu Đà. Trọng Thuỷ đã tỉ tê trò chuyện với tôi để tìm hiểu bí mật nỏ thần. Và bởi nhẹ dạ cả tin đã thành thật giải thích cặn kẽ cho chồng từ cách làm lẫy nỏ đến cách bắn tên, tạo điều kiện cho Trọng Thuỷ có thể chế nỏ giả, đánh tráo nỏ thần. Không những thế, Thủy còn nói dối tôi là về phương Bắc thăm cha với lí do “tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể vứt bỏ”. Thủy còn hỏi neus như 2 nước thất hòa, ta sẽ lấy gì làm dấu để tìm tôi, tôi liền đáp “Thiếp có áo lông ngỗng mặc bên người, đi đến đâu sẽ rải đến đó, chàng cứ theo vậy mà tìm”.
Triệu Đà được lẫy nỏ cả mừng bèn cử binh sang đánh. Cha tôi lại không hề hay biết nỏ thần bị đánh tráo, khi giặc tiến sát đến thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao ? ”. Cho đến khi quân Đà tiến sát lắm rồi, ông mới lấy nỏ thần ra bắn, thấy lẫy thần đã mất, không còn cách nào khác đành bỏ chạy. Cha đặt tôi ngồi đằng sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Thế là theo lời giao ước, những chiếc lông ngỗng trên áo tôi đã chỉ đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà đuổi. Đến đường cùng, cha bèn kêu rằng “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa vàng nổi lên mặt nước, thét lớn “kẻ nào ngồi sau ngươi chính là giặc”, Vua tuốt kiếm chém chết tôi. Trước khi chết, tôi có khấn rằng “nếu có lòng phản nghịch vua cha, chết đi sẽ hóa thành cát bụi, còn không nếu trung hiếu mà bị người dối lừa, khi chết đi sẽ biến thành châu ngọc” , quả thật trai sò đều biến thành châu ngọc. Rùa vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển.
Như vậy, câu chuyện của tôi là một bài học lớn lao về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu đã từng diễn ra trong lịch sử. Từ đó để cùng nhau khắc cốt, ghi tâm, lời căn dặn cảnh giác trước kẻ thù để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng và hạnh phúc của mỗi gia đình Rút gọn
Mị Châu trong câu chuyện truyền thuyết chính là tôi đây. Hôm nay tôi ở đây để kể lại cho bạn câu chuyện do nhẹ dạ và ngây thơ tin người mà tôi đã trở thành tội đồ của cả dân tộc, được thế hệ sau nhắc đến như một bài học đắt giá cho sự cảnh giác.
Cha tôi là An Dương Vương, là vua nước Âu Lạc, ông xây thành ở đất Việ Thường nhưng mãi không xong, xây đến đâu lại lở đến đấy. Có một cụ già từ phương đông đến, cha tôi liền thắc mắc tại sao thành mãi không xây được, ông nói rằng sẽ có sức Thanh Giang đến giúp ông xây thành. Và quả thật, hôm sau có một con Rùa Vàng tự xưng là sứ Thanh Giang đến cứu giúp, cha tôi đã xây dựng được một khung thành vững chắc, đào hào sâu. Không những thế, thần còn tháo vuốt cho cha tôi và dặn đem làm lẫy nỏ để mà giữ nước. Chiếc nỏ thần ấy đúng thật là công hiêu thật lớn. Năm ấy,Triệu Đà cử binh xâm lược phương Nam, song vì Âu Lạc có nỏ thần do thần ban cho nên quân Đà thua lớn, bèn xin giao hoà.
Cha tôi thấy vậy cũng đã đồng ý gả tôi cho Trọng Thủy-con của Triệu Đà. Trọng Thuỷ đã tỉ tê trò chuyện với tôi để tìm hiểu bí mật nỏ thần. Và bởi nhẹ dạ cả tin đã thành thật giải thích cặn kẽ cho chồng từ cách làm lẫy nỏ đến cách bắn tên, tạo điều kiện cho Trọng Thuỷ có thể chế nỏ giả, đánh tráo nỏ thần. Không những thế, Thủy còn nói dối tôi là về phương Bắc thăm cha với lí do “tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể vứt bỏ”. Thủy còn hỏi neus như 2 nước thất hòa, ta sẽ lấy gì làm dấu để tìm tôi, tôi liền đáp “Thiếp có áo lông ngỗng mặc bên người, đi đến đâu sẽ rải đến đó, chàng cứ theo vậy mà tìm”.
Triệu Đà được lẫy nỏ cả mừng bèn cử binh sang đánh. Cha tôi lại không hề hay biết nỏ thần bị đánh tráo, khi giặc tiến sát đến thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao ? ”. Cho đến khi quân Đà tiến sát lắm rồi, ông mới lấy nỏ thần ra bắn, thấy lẫy thần đã mất, không còn cách nào khác đành bỏ chạy. Cha đặt tôi ngồi đằng sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Thế là theo lời giao ước, những chiếc lông ngỗng trên áo tôi đã chỉ đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà đuổi. Đến đường cùng, cha bèn kêu rằng “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa vàng nổi lên mặt nước, thét lớn “kẻ nào ngồi sau ngươi chính là giặc”, Vua tuốt kiếm chém chết tôi. Trước khi chết, tôi có khấn rằng “nếu có lòng phản nghịch vua cha, chết đi sẽ hóa thành cát bụi, còn không nếu trung hiếu mà bị người dối lừa, khi chết đi sẽ biến thành châu ngọc” , quả thật trai sò đều biến thành châu ngọc. Rùa vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển.
Như vậy, câu chuyện của tôi là một bài học lớn lao về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu đã từng diễn ra trong lịch sử. Từ đó để cùng nhau khắc cốt, ghi tâm, lời căn dặn cảnh giác trước kẻ thù để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng và hạnh phúc của mỗi gia đình Rút gọn