0 bình luận về “Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em”
Ai từng trải qua những năm tháng học sinh chẳng nhớ vềngày đầu tiên đi họcvới vô vàn những cảm xúc: vui, háo hức, hồi hộp vì được quen thầy cô và bạn mới; cũng có khi là lo lắng, sợ hãi khi rời xa vòng tay của bố mẹ.
Ngày đầu tiên đi họclà một kỉ niệm đẹp tuyệt vời. Khi mùa thu đến, từng chiếc lá vàng còn níu mình trên cây như một sự mạnh mẽ, gan dạ lạ thường. Cùng với đó là cơn gió heo may thoáng qua đem lại cảm giác xao xuyến, bâng khuâng. Người ta vẫn nói, mùa thu chan chứa nỗi buồn. Thế nhưng, với những đứa trẻ ngày đầu tiên đi học cùng chưa chắc đã buồn như thế. Sau kì nghỉ quốc khánh mùng hai tháng chín, khắp nơi trẻ em lại nô nức đến trường. Với những đứa trẻ lần đầu đi học, lần đầu gặp thầy cô mới, bạn bè mới mới bỡ ngỡ và hồi hộp làm sao. Tôi cũng từng là một đứa trẻ như thế. Tôi vẫn nhớ, buổi sáng hôm ấy mẹ chở tôi đi học trên chiếc xe đạp xanh ngọc cũ. Bên ngoài là ánh nắng vàng nhàn nhạt, hàng cây bàng khẽ đu mình trong gió như nghỉ ngơi sau một mùa hè bận bịu với những buổi hòa nhạc triền miên của các chú ve. Khuôn mặt lúc nào cũng gay gắt, đỏ rực của bầu trời mùa hè nay đã thay bằng nét mặt hiền hòa, nền nã với màu xanh dịu mắt. Những cây phương vĩ hai bên đường vẫn tỏa rợp bóng, chỉ tiếc những bông phượng vĩ rực rỡ nay đã rơi rụng nhiều, chỉ để lại cho cây phượng già những cành lá xanh rì hòa vào tiếng gió. Mỗi lần, có tiếng xe cộ qua lại, những chú chim chích bông nhỏ xinh đang thẩn thơ bên gốc cây lại vội vàng bay vút lên cành cây trên cao, tiếng ríu ra ríu rít không ngớt. Tuy nhiên, khung cảnh tươi đẹp, náo động ấy lại không làm cho tâm trạng của tôi bớt lo lắng.
Và không lâu sau đó, tôi đã đến cổng trường.Tạm biệt mẹ để bước vào một ngưỡng cửa mới của cuộc đời, lòng tôi không khỏi bồi hồi, rạo rực. Trước mắt tôi là cổng trường với những hàng băng rôn, khẩu hiệu rất lớn: “Chào mừng các em vào lớp 1”. Trước cổng trường, đông vui nhộn nhịp náo nức. Những đứa trẻ khác đều giống như tôi, đều phải tạm chia tay bố mẹ để đến với ngôi trường mà mình sẽ học tập suốt năm năm. Biết bao điều bỡ ngỡ và lo lắng. Cổng trường sơn xanh tạo cho tôi một ấn tượng đặc biệt. Bác bảo vệ già còn vỗ về mấy đứa trẻ khi chứ khóc nháo mãi không chịu xa rời mẹ. Mọi thứ với tôi đều lạ lẫm vô cùng.
Bước vào trong trường là tiếng âm nhạc tưng bừng và không khí rộn rã. Khắp sân trường bóng bay, băng rôn được treo khắp nơi. Đâu đâu trong trường cũng thấy khẩu hiệu. Các cô giáo trong tà áo dài thướt tha làm một đứa trẻ như tôi vô cùng tò mò và choáng ngợp. Không bao lâu sau có tiếng loa thông báo về các lớp. Tô nhanh chóng tìm thấy vị trí của lớp mình. Các bạn nhỏ cũng giống như tôi nhanh chóng xếp thành hàng. Không bao lâu sau, buổi lễ với các nghi thức diễn ra. Từ việc chào cờ, hát quốc ca đến đọc diễn văn khai trường. Buổi lễ cứ diễn ra liên tục khiến tôi chú ý và quên đi sự căng thẳng, lo lắng lúc đầu. Cuối buổi lễ, tiếng trống khai trường vang lên rộn rã. Bất giác, những chùm bóng bay của các lớp đều đồng loạt bay lên tạo ra cảnh tượng vô cùng đẹp mắt. Những học sinh như chúng tôi vừa thích thú hò reo vừa sung sướng khi chùm bóng bay của lớp mình ngày càng bay cao, bay xa. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy trong mình tràn trề động lực, tôi muốn được học tập, được vui chơi ở mái trường này. Những chùm bóng bay ấy như báo hiệu những tháng ngày tươi đẹp của chúng tôi sẽ trải qua nhiều thật nhiều. Chúc bn học tốt ^3^
Nhân lúc soạn lại tủ sách cũ để sắp xếp góc học tập cho niên học mới khi bước vào lớp 8, em làm rơi ra một tấm ảnh kỉ niệm năm lớp một, chụp cùng bè bạn ngày lãnh thưởng cuối năm. Nhìn gương mặt ngây thơ của em và các bạn trong ngày ấy… bao kỉ niệm ngày đầu tiên nhập học trường tiểu học lại trở về trong trí óc em, rõ ràng như một cuốn phim.
Đó là một buổi sáng đầu tháng 9. Sau một đêm mưa, trời Sài Gòn nắng ấm dìu dịu… Mẹ gọi em dậy sớm, mặc vào cho em một chiếc áo trắng tinh cổ lá sen và chiếc váy màu xanh nước biển mà mẹ đã ủi kĩ đêm qua. Mẹ bảo em quay đi quay lại mấy vòng., em lúng túng làm theo lời mẹ với nỗi hồi hộp… Rồi mẹ ôm em vào lòng và bảo: – Con gái mẹ giờ đã lớn rồi, năm nay con không mặc áo đầm bông đi nhà trẻ nữa, con đến trường này học lớp một. Cô giác sẽ thay mẹ dạy con những điều mới, điều hay con phải ngoan ngoãn nhé! Đi đường, em lo lắng tự nhủ: Không biết cô giáo có khó lắm không nhỉ? Sao mà cuốn sách “Tiếng Việt” mẹ mua nhiều chữ đến thế? Mình có học hết và nhớ hết không nhỉ? Còn cuốn sách Toán và bao nhiêu cuốn sách nữa, sao mà nó dày cộm, không như các cuốn sách tô màu của nhà trẻ!… Hai bên đường, người và xe chạy ngược xuôi, nườm nượp, em ngồi sau xe của mẹ, nghe loáng thoáng tiếng mẹ dặn dò: – Con vào trường, phải lễ phép chào các thầy, các cô con nhé, tìm xem lớp một C ở đâu, thì đứng vào xếp hàng, nếu bạn nào chen lấn thì con cứ tạm nhường nhịn bạn; nếu bạn nào bắt nạt con, phải nói khéo, nếu bạn vô lí cố tình gây chuyện thì con phải mách cô giáo, đừng gây gổ với các bạn con nhé!…
Đã đến cửa trường, nghe mẹ dặn thế, tôi càng ngại ngần bước vào sân… mặt tôi ngẩn ra… nhìn mẹ lo âu như chực khóc! Mẹ tôi cười xòa, ôm tôi mà nói: – Mẹ lo xa mà dặn con thế thôi, chứ trường này, các bạn con cũng có cha mẹ, dặn dò, dạy dỗ các bạn như ba mẹ đã dạy dỗ, dặn dò con vậy mà! Này nhé: Hôm nọ xem danh sách lớp con, thấy có tên của bạn Bình Minh và bạn Anh Dũng, cùng là bạn của lớp mẫu giáo cũ, con có nhớ không? Nghe đến đó, tôi mới hết rưng rưng nước mắt, mỉm cười và gật đầu, tạm biệt mẹ. Cầm chiếc cặp nặng nề và to kềnh càng ấy, tôi lúng túng bước vào sân trường, cổng trường dầy đăch học sinh… tôi ngước nhìn bốn bên xem lớp 1C của tôi ở đâu, nhưng tôi chỉ thấy loáng thoáng các anh, các chị lớp bốn, lớp năm đang chạy quanh tôi, chơi trò rượt bắt một cách vui vẻ… .Những anh chị ấy làm tôi không tìm đường đến lớp mình, nhưng sau lại cho tôi cảm giác yên tâm: Ngôi trường này là một nơi vui vẻ, có lẽ ít ngày sau, tôi sẽ cùng bạn Bình Minh, Anh Dũng và các bạn mới chơi đùa nơi đây! Nghĩ vậy, tôi mỉm cười và có thêm kiên nhẫn, tìm ra lớp mình?
Vừa rảo bước trên sân tìm lớp, trong trí tôi vừa lúc vừa nhớ lại giọng đọc một bài văn hay của mẹ tôi đêm qua: “Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào mà không đi học. Con hãy nghĩ đến những lúc người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến, cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem sách vở ra học, viết. Cho đến những đứa trẻ mù, trẻ cảm, chúng cũng đều đi học cả.
Mỗi buổi sáng, lúc con ra đường, con hay nghĩ cũng vào giờ này, trong thành phố ta có thể có đến ba vạn đứa trẻ cũng như con, đi “chầu” lớp học trong ba tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ… Con hãy tưởng tượng cũng vào giờ này, có những đứa trẻ lếch thếch trên những con hẻm nhà quê, rảo bước trong các thành phố phường huyên náo, dưới bầu trời oi ả hay trong cơn mưa tuyết lạnh lùng, chúng đi thuyền ở xứ chẳng chịt sông ngòi, chúng phải cưỡi ngựa trên những cánh đồng không mông quạnh hay ngồi xe trượt trên những bãi băng giá lạnh, chúng xuống lũng, lên đồi, chúng xuyên rừng, lội suối, chúng vượt qua những ngọn đồi hẻo lánh hoang vu. Ăn mặc hàng nhìn lối khác nhau, nói băng trăm thứ tiếng khác nhau… Từ ngôi trường lấp lánh trong tuyết xứ Canada đến nóc trường hẻo lánh lẫn trong khóm gồi xứ Ả Rập, có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một điều giống nhau bằng các thể thức khác nhau… Trong cái “tổ kiến học sinh” ấy, con được hân hạnh dự phần… Cố lên, tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên con ơi, lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát!” Khi tôi đứng xếp hàng vào lớp 1C một lúc sau thì cô giáo mới của chúng tôi xuất hiện. Đó là cô N, một cô giáo có dáng vẻ tận tụy và gầy gò. Cô hướng dẫn chúng tôi so hàng rồi dắt chúng tôi lên lớp. Buổi học ấy, cô giáo xếp chỗ ngồi, chia tổ cho chúng tôi. Điểu vui nhất là tôi và bạn Bình Minh lại được xếp vào cũng một tổ. Cô còn dặn chúng tôi phải mua bao nhiêu quyển vở, bao bìa dán nhãn ra sao. Những quy định về kỉ luật, cách giơ tay phát biểu và những trường hợp sẽ được cô khen thưởng… Tôi càng ngày càng thấy có nhiều điều mới và hay… Reng… Reng… giờ ra chới ấy, tôi đã cùng bạn Bình Minh và một bạn mới chạy chơi rượt bắt , nhưng rủi sao, khi gần bắt được bạn Minh thì tôi trượt chân ngã, máu rướm ra ở đầu gối. Các chị lớp lớn chỉ cho chúng tôi “phòng y tế”. Hai bạn cùng dìu tôi về phòng y tế. Nhìn vẻ mặt lo lắng của các bạn cũ và mới, tôi cảm động quá, nhìn các bạn mỉm cười: “Không sao, không có đau đâu mà, hay mình chơi tiếp nhé?”. Nhưng bạn Minh nói: “Thì bạn cứ vô nhờ cô y tá băng lại đi, rồi mình chơi tiếp được mà!”
Những giọt “An côn” làm tôi rát quá, xuýt xoa, nhăn nhó. Nhưng sau khi cô y tá lau chùi và băng bó xong, tôi lại hết đau ngay. Chúng tôi lại tiếp tục vui đùa trên những dãy hành lang lớp một. Vậy mà khi vào học tiếp hai tiết nữa, tôi thấy bụng đói và nhớ mẹ lạ lùng, tôi cố quên hình ảnh mẹ để nghe cô giảng… cho đến khi trống trường báo hiệu tan học. Bỗng một giọng nói đột ngột vang lên: “Con ơi, ngồi làm gì ở đó mà lâu thế? Con dọn dẹp, sắp xếp xong chưa? Đi ăn cơm nào!” Tôi giật mình nhìn lại, thì ra mẹ đã kéo tôi về thực tại: năm học lớp tám đang chờ đón tôi. Tạm biệt mùa hè!
Ai từng trải qua những năm tháng học sinh chẳng nhớ vềngày đầu tiên đi học với vô vàn những cảm xúc: vui, háo hức, hồi hộp vì được quen thầy cô và bạn mới; cũng có khi là lo lắng, sợ hãi khi rời xa vòng tay của bố mẹ.
Ngày đầu tiên đi học là một kỉ niệm đẹp tuyệt vời. Khi mùa thu đến, từng chiếc lá vàng còn níu mình trên cây như một sự mạnh mẽ, gan dạ lạ thường. Cùng với đó là cơn gió heo may thoáng qua đem lại cảm giác xao xuyến, bâng khuâng. Người ta vẫn nói, mùa thu chan chứa nỗi buồn. Thế nhưng, với những đứa trẻ ngày đầu tiên đi học cùng chưa chắc đã buồn như thế. Sau kì nghỉ quốc khánh mùng hai tháng chín, khắp nơi trẻ em lại nô nức đến trường. Với những đứa trẻ lần đầu đi học, lần đầu gặp thầy cô mới, bạn bè mới mới bỡ ngỡ và hồi hộp làm sao. Tôi cũng từng là một đứa trẻ như thế. Tôi vẫn nhớ, buổi sáng hôm ấy mẹ chở tôi đi học trên chiếc xe đạp xanh ngọc cũ. Bên ngoài là ánh nắng vàng nhàn nhạt, hàng cây bàng khẽ đu mình trong gió như nghỉ ngơi sau một mùa hè bận bịu với những buổi hòa nhạc triền miên của các chú ve. Khuôn mặt lúc nào cũng gay gắt, đỏ rực của bầu trời mùa hè nay đã thay bằng nét mặt hiền hòa, nền nã với màu xanh dịu mắt. Những cây phương vĩ hai bên đường vẫn tỏa rợp bóng, chỉ tiếc những bông phượng vĩ rực rỡ nay đã rơi rụng nhiều, chỉ để lại cho cây phượng già những cành lá xanh rì hòa vào tiếng gió. Mỗi lần, có tiếng xe cộ qua lại, những chú chim chích bông nhỏ xinh đang thẩn thơ bên gốc cây lại vội vàng bay vút lên cành cây trên cao, tiếng ríu ra ríu rít không ngớt. Tuy nhiên, khung cảnh tươi đẹp, náo động ấy lại không làm cho tâm trạng của tôi bớt lo lắng.
Và không lâu sau đó, tôi đã đến cổng trường. Tạm biệt mẹ để bước vào một ngưỡng cửa mới của cuộc đời, lòng tôi không khỏi bồi hồi, rạo rực. Trước mắt tôi là cổng trường với những hàng băng rôn, khẩu hiệu rất lớn: “Chào mừng các em vào lớp 1”. Trước cổng trường, đông vui nhộn nhịp náo nức. Những đứa trẻ khác đều giống như tôi, đều phải tạm chia tay bố mẹ để đến với ngôi trường mà mình sẽ học tập suốt năm năm. Biết bao điều bỡ ngỡ và lo lắng. Cổng trường sơn xanh tạo cho tôi một ấn tượng đặc biệt. Bác bảo vệ già còn vỗ về mấy đứa trẻ khi chứ khóc nháo mãi không chịu xa rời mẹ. Mọi thứ với tôi đều lạ lẫm vô cùng.
Bước vào trong trường là tiếng âm nhạc tưng bừng và không khí rộn rã. Khắp sân trường bóng bay, băng rôn được treo khắp nơi. Đâu đâu trong trường cũng thấy khẩu hiệu. Các cô giáo trong tà áo dài thướt tha làm một đứa trẻ như tôi vô cùng tò mò và choáng ngợp. Không bao lâu sau có tiếng loa thông báo về các lớp. Tô nhanh chóng tìm thấy vị trí của lớp mình. Các bạn nhỏ cũng giống như tôi nhanh chóng xếp thành hàng. Không bao lâu sau, buổi lễ với các nghi thức diễn ra. Từ việc chào cờ, hát quốc ca đến đọc diễn văn khai trường. Buổi lễ cứ diễn ra liên tục khiến tôi chú ý và quên đi sự căng thẳng, lo lắng lúc đầu. Cuối buổi lễ, tiếng trống khai trường vang lên rộn rã. Bất giác, những chùm bóng bay của các lớp đều đồng loạt bay lên tạo ra cảnh tượng vô cùng đẹp mắt. Những học sinh như chúng tôi vừa thích thú hò reo vừa sung sướng khi chùm bóng bay của lớp mình ngày càng bay cao, bay xa. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy trong mình tràn trề động lực, tôi muốn được học tập, được vui chơi ở mái trường này. Những chùm bóng bay ấy như báo hiệu những tháng ngày tươi đẹp của chúng tôi sẽ trải qua nhiều thật nhiều.
Chúc bn học tốt ^3^
Nhân lúc soạn lại tủ sách cũ để sắp xếp góc học tập cho niên học mới khi bước vào lớp 8, em làm rơi ra một tấm ảnh kỉ niệm năm lớp một, chụp cùng bè bạn ngày lãnh thưởng cuối năm. Nhìn gương mặt ngây thơ của em và các bạn trong ngày ấy… bao kỉ niệm ngày đầu tiên nhập học trường tiểu học lại trở về trong trí óc em, rõ ràng như một cuốn phim.
Đó là một buổi sáng đầu tháng 9. Sau một đêm mưa, trời Sài Gòn nắng ấm dìu dịu… Mẹ gọi em dậy sớm, mặc vào cho em một chiếc áo trắng tinh cổ lá sen và chiếc váy màu xanh nước biển mà mẹ đã ủi kĩ đêm qua. Mẹ bảo em quay đi quay lại mấy vòng., em lúng túng làm theo lời mẹ với nỗi hồi hộp… Rồi mẹ ôm em vào lòng và bảo: – Con gái mẹ giờ đã lớn rồi, năm nay con không mặc áo đầm bông đi nhà trẻ nữa, con đến trường này học lớp một. Cô giác sẽ thay mẹ dạy con những điều mới, điều hay con phải ngoan ngoãn nhé! Đi đường, em lo lắng tự nhủ: Không biết cô giáo có khó lắm không nhỉ? Sao mà cuốn sách “Tiếng Việt” mẹ mua nhiều chữ đến thế? Mình có học hết và nhớ hết không nhỉ? Còn cuốn sách Toán và bao nhiêu cuốn sách nữa, sao mà nó dày cộm, không như các cuốn sách tô màu của nhà trẻ!… Hai bên đường, người và xe chạy ngược xuôi, nườm nượp, em ngồi sau xe của mẹ, nghe loáng thoáng tiếng mẹ dặn dò: – Con vào trường, phải lễ phép chào các thầy, các cô con nhé, tìm xem lớp một C ở đâu, thì đứng vào xếp hàng, nếu bạn nào chen lấn thì con cứ tạm nhường nhịn bạn; nếu bạn nào bắt nạt con, phải nói khéo, nếu bạn vô lí cố tình gây chuyện thì con phải mách cô giáo, đừng gây gổ với các bạn con nhé!…
Đã đến cửa trường, nghe mẹ dặn thế, tôi càng ngại ngần bước vào sân… mặt tôi ngẩn ra… nhìn mẹ lo âu như chực khóc! Mẹ tôi cười xòa, ôm tôi mà nói: – Mẹ lo xa mà dặn con thế thôi, chứ trường này, các bạn con cũng có cha mẹ, dặn dò, dạy dỗ các bạn như ba mẹ đã dạy dỗ, dặn dò con vậy mà! Này nhé: Hôm nọ xem danh sách lớp con, thấy có tên của bạn Bình Minh và bạn Anh Dũng, cùng là bạn của lớp mẫu giáo cũ, con có nhớ không? Nghe đến đó, tôi mới hết rưng rưng nước mắt, mỉm cười và gật đầu, tạm biệt mẹ. Cầm chiếc cặp nặng nề và to kềnh càng ấy, tôi lúng túng bước vào sân trường, cổng trường dầy đăch học sinh… tôi ngước nhìn bốn bên xem lớp 1C của tôi ở đâu, nhưng tôi chỉ thấy loáng thoáng các anh, các chị lớp bốn, lớp năm đang chạy quanh tôi, chơi trò rượt bắt một cách vui vẻ… .Những anh chị ấy làm tôi không tìm đường đến lớp mình, nhưng sau lại cho tôi cảm giác yên tâm: Ngôi trường này là một nơi vui vẻ, có lẽ ít ngày sau, tôi sẽ cùng bạn Bình Minh, Anh Dũng và các bạn mới chơi đùa nơi đây! Nghĩ vậy, tôi mỉm cười và có thêm kiên nhẫn, tìm ra lớp mình?
Vừa rảo bước trên sân tìm lớp, trong trí tôi vừa lúc vừa nhớ lại giọng đọc một bài văn hay của mẹ tôi đêm qua: “Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào mà không đi học. Con hãy nghĩ đến những lúc người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến, cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem sách vở ra học, viết. Cho đến những đứa trẻ mù, trẻ cảm, chúng cũng đều đi học cả.
Mỗi buổi sáng, lúc con ra đường, con hay nghĩ cũng vào giờ này, trong thành phố ta có thể có đến ba vạn đứa trẻ cũng như con, đi “chầu” lớp học trong ba tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ… Con hãy tưởng tượng cũng vào giờ này, có những đứa trẻ lếch thếch trên những con hẻm nhà quê, rảo bước trong các thành phố phường huyên náo, dưới bầu trời oi ả hay trong cơn mưa tuyết lạnh lùng, chúng đi thuyền ở xứ chẳng chịt sông ngòi, chúng phải cưỡi ngựa trên những cánh đồng không mông quạnh hay ngồi xe trượt trên những bãi băng giá lạnh, chúng xuống lũng, lên đồi, chúng xuyên rừng, lội suối, chúng vượt qua những ngọn đồi hẻo lánh hoang vu. Ăn mặc hàng nhìn lối khác nhau, nói băng trăm thứ tiếng khác nhau… Từ ngôi trường lấp lánh trong tuyết xứ Canada đến nóc trường hẻo lánh lẫn trong khóm gồi xứ Ả Rập, có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một điều giống nhau bằng các thể thức khác nhau… Trong cái “tổ kiến học sinh” ấy, con được hân hạnh dự phần… Cố lên, tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên con ơi, lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát!” Khi tôi đứng xếp hàng vào lớp 1C một lúc sau thì cô giáo mới của chúng tôi xuất hiện. Đó là cô N, một cô giáo có dáng vẻ tận tụy và gầy gò. Cô hướng dẫn chúng tôi so hàng rồi dắt chúng tôi lên lớp. Buổi học ấy, cô giáo xếp chỗ ngồi, chia tổ cho chúng tôi. Điểu vui nhất là tôi và bạn Bình Minh lại được xếp vào cũng một tổ. Cô còn dặn chúng tôi phải mua bao nhiêu quyển vở, bao bìa dán nhãn ra sao. Những quy định về kỉ luật, cách giơ tay phát biểu và những trường hợp sẽ được cô khen thưởng… Tôi càng ngày càng thấy có nhiều điều mới và hay… Reng… Reng… giờ ra chới ấy, tôi đã cùng bạn Bình Minh và một bạn mới chạy chơi rượt bắt , nhưng rủi sao, khi gần bắt được bạn Minh thì tôi trượt chân ngã, máu rướm ra ở đầu gối. Các chị lớp lớn chỉ cho chúng tôi “phòng y tế”. Hai bạn cùng dìu tôi về phòng y tế. Nhìn vẻ mặt lo lắng của các bạn cũ và mới, tôi cảm động quá, nhìn các bạn mỉm cười: “Không sao, không có đau đâu mà, hay mình chơi tiếp nhé?”. Nhưng bạn Minh nói: “Thì bạn cứ vô nhờ cô y tá băng lại đi, rồi mình chơi tiếp được mà!”
Những giọt “An côn” làm tôi rát quá, xuýt xoa, nhăn nhó. Nhưng sau khi cô y tá lau chùi và băng bó xong, tôi lại hết đau ngay. Chúng tôi lại tiếp tục vui đùa trên những dãy hành lang lớp một. Vậy mà khi vào học tiếp hai tiết nữa, tôi thấy bụng đói và nhớ mẹ lạ lùng, tôi cố quên hình ảnh mẹ để nghe cô giảng… cho đến khi trống trường báo hiệu tan học. Bỗng một giọng nói đột ngột vang lên: “Con ơi, ngồi làm gì ở đó mà lâu thế? Con dọn dẹp, sắp xếp xong chưa? Đi ăn cơm nào!” Tôi giật mình nhìn lại, thì ra mẹ đã kéo tôi về thực tại: năm học lớp tám đang chờ đón tôi. Tạm biệt mùa hè!
~~ Chúc bạn học tốt~~