kể lại một câu chuyện đã nghe hoặc đọc về ca ngợi hòa bình
0 bình luận về “kể lại một câu chuyện đã nghe hoặc đọc về ca ngợi hòa bình”
Chiến tranh đã qua đi hàng chục năm nhưng những nỗi đau và những mất mát mà nó đã để lại thì không thể nào xóa nhòa. Giới trẻ ngày nay không phải sống trong chiến tranh nên không thể hiểu được những mất mát đau thương ấy. Tuy vậy nhưng những câu chuyện thời chiến vẫn luôn mang đến cho chúng ta những suy ngẫm sâu xa về tội ác của chiến tranh và niềm khao khát hòa bình. Ông ngoại đã từng kể cho em về người anh hùng Văn Ngọc Bé, người đã ngã xuống để giành lại nền độc lập, tự do.
Khi ấy, phía địch có kế hoạch tấn công doanh trại của quân ta, thế nhưng tình hình lại trở nên khá im ắng, không có động tĩnh gì. Chị cơ sở đi về báo tin không có địch càn. Mọi người thở phào tiếp tục bàn kế sách đánh địch. Nhóm bảo vệ chia làm hai canh gác hai đầu… Thế nhưng, thật bất ngờ, hai tốp thám báo giả dạng thường dân, súng ống đeo dọc thân người bỗng từ đâu xuất hiện ngay trên con đập trước nhà. Không kịp nữa rồi! Một loạt trung liên vang lên, khi đó đồng chí Bé bị đạn găm nát hai chân, người đầy thương tích. Mọi người nhanh chóng đáp trả địch bằng súng AK dập tắt ổ trung liên của đối thủ. Địch đột nhiên rút quân. Tình hình lúc bấy giờ vô cùng căng thẳng yêu cầu chúng phải lập tức rút quân để bảo toàn lực lượng. Đồng chí Văn Ngọc Bé đã có ý kiến làm cho những người có mặt hôm ấy đều nhói lòng: “Tôi nguyện hi sinh để đánh giặc, Tất cả súng đạn của tôi các đồng chí hãy mang đi. Hãy mở khuy hai quả đạn rồi móc vào tay tôi, nếu bọn chúng vào, tôi sẽ chết cùng chúng. Các đồng chí hãy nhanh chóng đi đi!”.
Nghe đồng chí Bé nói vậy, mọi người đều không đồng ý. Nhưng địch đã nhanh chóng quay trở lại. Trước tình hình quá nguy cấp, nếu ở lại tất cả sẽ cùng chết. Cuối cùng tất cả làm theo lời đồng chí Bé…. Trong ngôi nhà lá bé nhỏ, cạnh chiếc cối xay lúa là người đồng đội quyết tử. Xung quanh ngôi nhà chỉ có chuối và tre hóp bốn bề. Trước sân có một con mương chảy qua. Họ lội đi trong sình lầy, trong tre hóp, trên đầu máy bay OV10, “Rọ gáo” bay rà rà. Anh em rẽ hóp mà đi, lòng đau nhói…”.
Và khi họ vừa đi khuất thì bọn thám báo quay trở lại. Hai chân nát bươm, máu chảy quá nhiều đến kiệt sức, đồng chí Văn Ngọc Bé đã không kịp làm điều mình ấp ủ là nổ tung hai quả lựu đạn trên tay cùng với quân thù. Anh nằm sấp, úp mặt xuống mảnh đất quê hương đau thương, trên lưng găm nhiều mảnh đạn thù. Liệt sỹ Văn Ngọc Bé đã cùng với nhiều cán bộ chiến sĩ khác của đơn vị đã dùng máu của mình góp phần viết nên bản tráng ca bất tử của lòng dũng cảm giành lại nền hòa bình cho dân tộc, nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của Anh hùng Văn Ngọc Bé.
Anh đã hi sinh một cách oai hùng. Không có anh, chúng ta sẽ không có được nền hòa bình như ngày hôm nay. Noi gương anh, chúng em sẽ cố gắng học tập thật tốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Bạn tham khảo nhé
Từ xưa tới nay, nền hòa bình luôn là vấn đề thiết yếu ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tôi đã từng nghe câu chuyện về một cô bé thơ ngây, yêu chuộng hòa bình. Câu chuyện mang tên “Những con sếu bằng giấy”.
Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản.
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Chúng đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Hậu quả do bom nguyên tử gây ra quả thực rất nặng nề và đau thương.
Khi thành phố Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng nào ngờ cơ thể em đã bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau đó, em lâm bệnh nặng. Gương mặt nhỏ nhắn ngày càng hốc hác đi. Khi nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của cuộc đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Ngày qua ngày, em vẫn miệt mài gấp từng chú sếu nhỏ. Một chú sếu hoàn thành là em lại nở nụ cười bởi niềm tin tăng lên. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô mới gấp được 644 con thì em đã mãi mãi lìa xa cõi đời này.
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao chín mét là hình một em gái giơ cao hai tay lên trời để nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.
Khi nghe câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô, hẳn ai ai cũng xúc động trước lòng yêu chuộng hòa bình của em. Sẽ chẳng có phép màu nào gìn giữ được cuộc sống hòa bình mà mỗi con người, mỗi quốc gia cần phải nỗ lực chung tay để gìn bảo vệ nền hòa bình vốn có và đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa.
Chiến tranh đã qua đi hàng chục năm nhưng những nỗi đau và những mất mát mà nó đã để lại thì không thể nào xóa nhòa. Giới trẻ ngày nay không phải sống trong chiến tranh nên không thể hiểu được những mất mát đau thương ấy. Tuy vậy nhưng những câu chuyện thời chiến vẫn luôn mang đến cho chúng ta những suy ngẫm sâu xa về tội ác của chiến tranh và niềm khao khát hòa bình. Ông ngoại đã từng kể cho em về người anh hùng Văn Ngọc Bé, người đã ngã xuống để giành lại nền độc lập, tự do.
Khi ấy, phía địch có kế hoạch tấn công doanh trại của quân ta, thế nhưng tình hình lại trở nên khá im ắng, không có động tĩnh gì. Chị cơ sở đi về báo tin không có địch càn. Mọi người thở phào tiếp tục bàn kế sách đánh địch. Nhóm bảo vệ chia làm hai canh gác hai đầu… Thế nhưng, thật bất ngờ, hai tốp thám báo giả dạng thường dân, súng ống đeo dọc thân người bỗng từ đâu xuất hiện ngay trên con đập trước nhà. Không kịp nữa rồi! Một loạt trung liên vang lên, khi đó đồng chí Bé bị đạn găm nát hai chân, người đầy thương tích. Mọi người nhanh chóng đáp trả địch bằng súng AK dập tắt ổ trung liên của đối thủ. Địch đột nhiên rút quân. Tình hình lúc bấy giờ vô cùng căng thẳng yêu cầu chúng phải lập tức rút quân để bảo toàn lực lượng. Đồng chí Văn Ngọc Bé đã có ý kiến làm cho những người có mặt hôm ấy đều nhói lòng: “Tôi nguyện hi sinh để đánh giặc, Tất cả súng đạn của tôi các đồng chí hãy mang đi. Hãy mở khuy hai quả đạn rồi móc vào tay tôi, nếu bọn chúng vào, tôi sẽ chết cùng chúng. Các đồng chí hãy nhanh chóng đi đi!”.
Nghe đồng chí Bé nói vậy, mọi người đều không đồng ý. Nhưng địch đã nhanh chóng quay trở lại. Trước tình hình quá nguy cấp, nếu ở lại tất cả sẽ cùng chết. Cuối cùng tất cả làm theo lời đồng chí Bé…. Trong ngôi nhà lá bé nhỏ, cạnh chiếc cối xay lúa là người đồng đội quyết tử. Xung quanh ngôi nhà chỉ có chuối và tre hóp bốn bề. Trước sân có một con mương chảy qua. Họ lội đi trong sình lầy, trong tre hóp, trên đầu máy bay OV10, “Rọ gáo” bay rà rà. Anh em rẽ hóp mà đi, lòng đau nhói…”.
Và khi họ vừa đi khuất thì bọn thám báo quay trở lại. Hai chân nát bươm, máu chảy quá nhiều đến kiệt sức, đồng chí Văn Ngọc Bé đã không kịp làm điều mình ấp ủ là nổ tung hai quả lựu đạn trên tay cùng với quân thù. Anh nằm sấp, úp mặt xuống mảnh đất quê hương đau thương, trên lưng găm nhiều mảnh đạn thù. Liệt sỹ Văn Ngọc Bé đã cùng với nhiều cán bộ chiến sĩ khác của đơn vị đã dùng máu của mình góp phần viết nên bản tráng ca bất tử của lòng dũng cảm giành lại nền hòa bình cho dân tộc, nhân dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của Anh hùng Văn Ngọc Bé.
Anh đã hi sinh một cách oai hùng. Không có anh, chúng ta sẽ không có được nền hòa bình như ngày hôm nay. Noi gương anh, chúng em sẽ cố gắng học tập thật tốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Bạn tham khảo nhé
Bài lm của mình:
Từ xưa tới nay, nền hòa bình luôn là vấn đề thiết yếu ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tôi đã từng nghe câu chuyện về một cô bé thơ ngây, yêu chuộng hòa bình. Câu chuyện mang tên “Những con sếu bằng giấy”.
Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản.
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Chúng đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Hậu quả do bom nguyên tử gây ra quả thực rất nặng nề và đau thương.
Khi thành phố Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng nào ngờ cơ thể em đã bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau đó, em lâm bệnh nặng. Gương mặt nhỏ nhắn ngày càng hốc hác đi. Khi nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của cuộc đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Ngày qua ngày, em vẫn miệt mài gấp từng chú sếu nhỏ. Một chú sếu hoàn thành là em lại nở nụ cười bởi niềm tin tăng lên. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô mới gấp được 644 con thì em đã mãi mãi lìa xa cõi đời này.
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao chín mét là hình một em gái giơ cao hai tay lên trời để nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.
Khi nghe câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô, hẳn ai ai cũng xúc động trước lòng yêu chuộng hòa bình của em. Sẽ chẳng có phép màu nào gìn giữ được cuộc sống hòa bình mà mỗi con người, mỗi quốc gia cần phải nỗ lực chung tay để gìn bảo vệ nền hòa bình vốn có và đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa.