kể lại truyền thuyết sự tích bánh chưng bánh giầy theo lời kể của lang liêu
0 bình luận về “kể lại truyền thuyết sự tích bánh chưng bánh giầy theo lời kể của lang liêu”
BÀI LÀM
Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.
Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:
– Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.
Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.
Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành…
Lúc tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ, cảm giác như vừa được ai đó nắm tay kéo dậy từ cơn nguy khó. Ta làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ta giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.
Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Sau đó vua cha lấy làm lạ hỏi, thì ta đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Thế rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:
– Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương.
Thế rồi vua cha truyền cho ta ngôi báu trước sự hãnh diện, tự hào của vua cha, các anh trai và sự ngưỡng mộ của quần thần.
Kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày. Hai thứ bánh này trở thành truyền thống thiêng liêng của dân tộc Việt, đồng thời ta cũng muốn gửi gắm đến con cháu đời sau rằng hãy không ngừng lao động để tạo ra những thành quả giá trị bằng chính sức lao động chân chính của mình.
Cha ta lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng lại có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng.Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Cha ta liên goi các con lại và nói:
Tổ tiên ta dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ mới được thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải là người nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ nối ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.
Các ca ca đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, ta là con trai thứ 18 của vua cha, là Lang Liêu . Trước kia, mẹ ta bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, ta là người thiệt thòi nhất. Những ca ca của ta sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển.Còn ta, từ khi lớn lên, đã ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trông lúa trông khoai; bây giờ nhìn trông nhà cũng chỉ là lúa với khoai là nhiều. Nhưng khoai lúa tầm thường quá
Một hôm, ta nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Các thứ kháctuy ngon nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều, hãy lấy gạo làm bánh mà cúng lễ Tiên vương”
Ta tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ta làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ta giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Giầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình mọi vật đùm bọc nhau.
Đến ngày hẹn, các ca ca đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử ta thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì ta đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Giầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho ta, con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
BÀI LÀM
Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.
Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:
– Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.
Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.
Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành…
Lúc tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ, cảm giác như vừa được ai đó nắm tay kéo dậy từ cơn nguy khó. Ta làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ta giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.
Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Sau đó vua cha lấy làm lạ hỏi, thì ta đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Thế rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:
– Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương.
Thế rồi vua cha truyền cho ta ngôi báu trước sự hãnh diện, tự hào của vua cha, các anh trai và sự ngưỡng mộ của quần thần.
Kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày. Hai thứ bánh này trở thành truyền thống thiêng liêng của dân tộc Việt, đồng thời ta cũng muốn gửi gắm đến con cháu đời sau rằng hãy không ngừng lao động để tạo ra những thành quả giá trị bằng chính sức lao động chân chính của mình.
Hok tốt nhé bạn,,
cho mk xkn 5* và cảm ơn và ctlhn ạ
Cha ta lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng lại có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng.Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Cha ta liên goi các con lại và nói:
Tổ tiên ta dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ mới được thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải là người nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ nối ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.
Các ca ca đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, ta là con trai thứ 18 của vua cha, là Lang Liêu . Trước kia, mẹ ta bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, ta là người thiệt thòi nhất. Những ca ca của ta sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển.Còn ta, từ khi lớn lên, đã ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trông lúa trông khoai; bây giờ nhìn trông nhà cũng chỉ là lúa với khoai là nhiều. Nhưng khoai lúa tầm thường quá
Một hôm, ta nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Các thứ kháctuy ngon nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều, hãy lấy gạo làm bánh mà cúng lễ Tiên vương”
Ta tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ta làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ta giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Giầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình mọi vật đùm bọc nhau.
Đến ngày hẹn, các ca ca đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử ta thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì ta đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Giầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho ta, con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
Hehe! Mk viết ngắn gon ko giống trong truyện lắm!
CHÚC BN HỌK TỐT!