Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em: Bước 1:Lập ý Bước 2:Lập dàn ý Bước 3 :Viết bài văn hoàn chỉnh Bạn nào làm bài văn nhanh nhất mình sẽ c

Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em:
Bước 1:Lập ý
Bước 2:Lập dàn ý
Bước 3 :Viết bài văn hoàn chỉnh
Bạn nào làm bài văn nhanh nhất mình sẽ cho CTLHN,tim và cho 5 sao

0 bình luận về “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em: Bước 1:Lập ý Bước 2:Lập dàn ý Bước 3 :Viết bài văn hoàn chỉnh Bạn nào làm bài văn nhanh nhất mình sẽ c”

  1. Cách làm bài văn tự sự

    a. Các bước tiến hành làm một bài văn tự sự:

    Tìm hiểu đề: Phải đọc kĩ và hiểu từng câu chữ của đề để nắm được yêu cầu cần thực hiện cũng như định hướng về nội dung tự sự.

    Lập ý: Sau khi đã xác định yêu cầu của đề, người viết phải hình dung ra nội dung sẽ viết theo các yếu tố như: Nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.

    Lập dàn ý: Các sự việc phải được lựa chọn, sắp xếp trình tự để đảm bảo diễn đạt được diễn biến câu chuyện, thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới.

    Viết thành bài: Sau khi đã có dàn ý, người viết phải tiến hành viết thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh theo kết cấu ba phần.

    b. Cho đề văn sau: “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”.

    Gợi ý: Em phải thực hiện tuần tự các bước: Đọc, tìm hiểu đề, xác định yêu cầu trọng tâm của đề, nhiệm vụ cần thực hiện. Tiếp theo là đi tìm ý, trong câu chuyện có những ý chính, ý then chốt nào, câu chuyện e chọn bộc lộ chủ đề gì?. Đến khâu lập dàn ý, đây là khâu liên quan trực tiếp đến lời kể: Hình dung câu chuyện mở đầu, kết thúc, diễn biến câu chuyện ra sao cho thật logic, nhân vật xuất hiện ra sao, kết cục thế nào, thời điểm, không gian, thời gian. Bước sau cùng là cách diễn đạt lại tất cả bằng lời văn của mình.

    Ví dụ: Em muốn kể lại truyện Thánh Gióng.

    Câu chuyện kể về một vị anh hùng của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc xâm lược để giữ yên bề cõi nước ta ngay từ buổi đầu lịch sử.

    Các nhân vật có trong truyện: Nhân vật chính là Thánh Gióng, các nhân vật phụ như: Cha mẹ Thánh Gióng, dân làng xung quanh, vua, sứ giả…

    Mở đầu câu chuyện giới thiệu sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng. Kết thúc bằng việc Thánh Gióng được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương, cưỡi ngựa bay lên trời, và đến sau này nhân dân lập nên đề thờ ngay ở quê nhà.

    Các sự việc chính diễn ra trong truyện:

    Sứ giả báo tin sau đó Thánh Gióng nghe được

    Việc Thánh Gióng ăn khỏe lớn nhanh như thổi

    Thánh Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, khỏe mạnh phi thường.

    Thánh Gióng giết giặc

    Chi tiết khi Thánh Gióng giết giặc roi sắt gãy, Thánh Gióng liền nhổ những cây tre bên đường làm vũ khí.

    Khi giành thắng lợi, Thánh Gióng liền cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa bay lên trời.

    Giọng điệu khi kể chuyện mang đậm chất hào hùng, ngợi ca đối với nhân vật lịch sử đã có công to lớn, không chỉ vậy giọng điệu còn thể hiện được màu sắc thần kì.

    Bình luận
  2. Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.

    Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hùng từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.

    Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:

    – Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.

    Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”

    Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.

    Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huýt một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Sơn Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.

    Bình luận

Viết một bình luận