Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học Chép mạng=pay màu Cần gấp

Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học
Chép mạng=pay màu
Cần gấp

0 bình luận về “Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học Chép mạng=pay màu Cần gấp”

  1. *Khái niệm:

    -Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phảm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

    *Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học:

    -Sử dụng thiên địch :

      +Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. VD: cá ăn bọ gậy

      +Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại . VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng trên trứng sâu xám nên ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám

    -Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. VD: Dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ

    -Gây vô sinh diệt động vật gây hại. VD : Để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực

    *Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học :

    -Ưu điểm:  

      +Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại

      +Tránh ô nhiễm môi trường

    -Hạn chế:

      +Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định

      +Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại

      +Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho các loài sinh vật khác phát triển

    @Plinhtuha2

    Bình luận
  2.  Có 3 biện pháp:

    + Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.

    VD: Mèo ăn chuột, Thằn lằn ăn sâu bọ…. 

    + Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

    VD: Ấu trùng của ong mắt đỏ ăn trứng của sâu xám….

    + Gây vô sinh diệt động vật gây hại.

    VD: Làm tuyệt sản ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được. 

    Ưu điểm
    – Tiêu diệt sinh vật gây hại.

    – Hạn chế ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm.

    – Hạn chế ảnh hưởng xấu đến các sinh vật có ích và sức khỏe của con người.

    – Hạn chế sự nhờn thuốc của sinh vật gây hại, ít tốn kém.
     Hạn chế
    – Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

    – Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại.

    – Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển

    – Một loài thiên địch vừa có thế có ích vừa có thể có hại.

     

    Bình luận

Viết một bình luận