kể tên các chiến thắng của quân và dân Bình Dương trong giai đoạn 1961-1975

By Brielle

kể tên các chiến thắng của quân và dân Bình Dương trong giai đoạn 1961-1975

0 bình luận về “kể tên các chiến thắng của quân và dân Bình Dương trong giai đoạn 1961-1975”

  1. Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Quân Giải phóng hoặc Giải phóng quân), còn gọi là Các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang do đảng cộng sản thành lập ở miền Nam, bao gồm lực lượng ở lại không đi tập kết, lực lượng mới tham gia tại chỗ và lực lượng đi tập kết đã quay lại miền Nam hoạt động. Về mặt quân sự, QGPMN là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ trên xuống của Quân ủy Trung ương Đảng LĐVN và Bộ Quốc phòng VNDCCH, Quân ủy và Bộ Tư lệnh QGPMN, Quân khu ủy và các Bộ Tư lệnh QGPMN ở các quân khu, Đảng ủy quân sự và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố tại miền Nam. Vì thế, lực lượng bộ đội từ miền Bắc tăng cường vào Nam chiến đấu, kể từ năm 1963, nghiễm nhiên cũng là bộ đội thuộc biên chế QGPMN. Về mặt chính trị, QGPMN là lực lượng vũ trang của MTDTGPMNVN giai đoạn 1961-1969 và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) giai đoạn 1969-1976; vì vậy, QGPMN chịu sự lãnh đạo tối cao từ trên xuống của Bộ Chính trị, BCHTW của Đảng Lao động Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam (thành lập vào ngày 1-1-1962), MTDTGPMNVN và CPCMLTCHMNVN[1].

    Theo Hiệp định Genève, chỉ có lực lượng quân sự chính quy phải tiến hành tập kết còn các lực lượng vũ trang tự vê, lực lượng chính trị và tuyên truyền được tập kết tại chỗ. Về mặt pháp lý, và hình thức bên ngoài Quân Giải phóng miền Nam có vị thế tương đối độc lập với Quân đội nhân dân Việt Nam. Về bản chất, Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam là một bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp, xuyên suốt của Đảng Lao động Việt Nam, là nòng cốt của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

    Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức thành hệ thống toàn miền và mang tên Quân giải phóng miền Nam Việt Nam để phù hợp với tình hình nhiệm vụ cách mạng miền Nam theo chủ trương của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và chỉ thị của Tổng quân ủy[2][3].

    Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ngày 15 tháng 02 năm 1961 tại chiến khu Đ và chịu sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Lao động và Trung ương Cục miền Nam.[4] Quân giải phóng Miền Nam là một tổ chức tham gia vào Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam[2]. Quân giải phóng Miền Nam chịu sự chỉ đạo (chỉ huy và lãnh đạo) công khai của Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam và Quân ủy Miền thuộc Trung ương Cục Miền Nam. Tuy nhiên các thiết chế này và cả Quân giải phóng đều chịu sự chỉ đạo từ bí mật đến bán công khai của Trung ương Đảng Lao động, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh (Trung ương Cục Miền Nam là một bộ phận của Trung ương Đảng đặt tại miền Nam, Quân ủy Miền là bộ phận của Tổng Quân ủy tại miền Nam còn Bộ Tư lệnh Miền là cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh, về công khai chỉ đạo trên toàn Miền Nam, nhưng trong nội bộ chỉ chỉ đạo từ mặt trận B2 trở vào, còn các mặt trận và cấp ủy các địa phương phía trên do Trung ương chỉ đạo trực tiếp). Trong suốt giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, lực lượng này bị Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa gọi là Việt Cộng[5]. Cách gọi này thường gây lẫn lộn do “Việt Cộng” cũng là cách gọi ngắn của Mỹ đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam còn quân Giải phóng lại là lực lượng vũ trang của tổ chức chính trị này.

    Cho mình câu trả lời hay nhất nhe

    Trả lời

Viết một bình luận