kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân đăk lak chống thực dân pháp? cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? vì sao

By Camila

kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân đăk lak chống thực dân pháp? cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? vì sao

0 bình luận về “kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân đăk lak chống thực dân pháp? cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? vì sao”

  1. Khi nói tới lịch sử phát triển ở Tây nguyên, là phải nhắc tới những dân tộc có truyền thống kiên cường chống giặc ngoại xâm, tập hợp và đoàn kết được một khối thống nhất các sắc dân thiểu số, rộng khắp cao nguyên trung phần, chống lại bọn xâm lược Pháp,Mỹ.

    Một trong những truyền thuyết cổ xưa về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của người Mnông, ghi được ở xã Nam Nung, đó là câu chuyện về sự tích thác Leng Gung (tức thác Gia Long ngày nay). Dòng nước chảy qua những bậc thang đá đổ xuống một tấm đá kêu, tiếng vang vọng sang tận nước Prum (Trung Quốc )và nước Krum (Căm Pu Chia). Vua Prum không ngủ được, tức giận ba lần xua lính, mỗi lần một đông hơn, sang đánh.Người Mnông đã kêu gọi toàn thể cộng đồng đoàn kết bên nhau chống lại quân Prum.Giặc ngoại xâm giết hại rất nhiều người, nhưng vẫn không chiếm và khiêng đi được nên đành phải đập vỡ tấm đá kêu.

    Không riêng gì người Mnông, Êđê mà tất cả đồng bào các dân tộc thiểu số Tây nguyên đều vốn có truyền thống đoàn kết đấu tranh tự phát chống ngoại xâm từ lâu đời.Mở đầu cho cuộc xâm lấn đất đai là những năm cuối thế kỷ 19, tại Tây nguyên, quân xâm lược phong kiến Xiêm La, Miến Điện và đầu thế kỷ 20 thực dân Pháp đem quân bình định vùng lưu vực sông Krông Knô và Krông Ana xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, âm mưu cướp đất lập đồn.Chúng không chỉ bắt đồng bào các dân tộc trong vùng phải nộp sưu cao,thuế nặng đánh vào việc săn bắn, làm rẫy, thuế đánh vào đầu voi… mà còn cướp bóc lúa gạo để dự trữ lương thực cho những cuộc hành quân lấn chiếm.Chính vì vậy mà ở đâu giặc cũng vấp phải sự đánh trả quyết liệt.

    Mở đầu cho phong trào kháng Pháp tự phát là 25 buôn làng người Êđê, người Bih …đã tập hợp dưới sự chỉ huy của NTrang Gưh-tù trưởng người Êđê Bih ở buôn Cuah Kplang. Không có súng, NTrang Gưh đã tự chế ra một loại nỏ khá đặc biệt để chiến đấu quyết liệt và tiêu diệt lực lượng xâm lăng với đầy đủ súng đạn.Làm thất bại âm mưu của chúng xâm phạm vùng biên cương phía Tây Nam của tổ quốc .

    Chính vì không lập được hệ thống đồn binh ở khu vực này, mà địch buộc phải chuyển đại lý hành chính của Đăk lăk từ Buôn Đôn về Buôn Ama Thuột, thành lập thị xã tỉnh lỵ. Từ đây chúng mở các tuyến đường 14, 21 , 27 … xuôi về đồng bằng, sang Cam Pu Chia và tiếp tục lấn chiếm .

    500 người của các buôn đã rời bỏ mồ mả ông bà, theo N’Trang Gưh lùi sâu vào rừng lập căn cứ, quyết không hợp tác với giặc.Cuộc chiến đấu kéo dài 13 năm. Mãi cho đến năm 1915, khi NTrang Gưh bị phản bội, rơi vào tay giặc và bị xử chém đầu , phong trào mới tạm lắng xuống.

    Người Êđê ở Đăk Lak & Phú Yên từ năm 1900-1922, dưới sự lãnh đạo của các tù trưởng Aê H’Mai, Âe H’Phai, Ama Dla Vi… không chịu để địch lợi dụng uy tín của mình, liên minh với các bộ tộc xung quanh, nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp ngay từ những ngày đầu chúng mới đặt chân đến Đăk Lăk.Tiếp theo là những cuộc tập hợp lực lượng trong vùng lãnh thổ của Ama Lai, Ama Oai, Aê Sút, Ama Sô..thay nhau lãnh đạo kháng chiến.Các trí thức như hai thày giáo Y Jut và Y út cũng lãnh đạo cuộc biểu tình đòi đổi công sứ Sabachie .

    Nổi bật lên là cuộc tập hợp lực lượng chống Pháp của tù trưởng Ama Jao, người Êđê Kpă,đã kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang với địch.Giặc Pháp tìm đủ mọi cách mua chuộc, điều đình,nhưng ông không chịu khuất phục và càng đấu tranh vũ trang với quy mô rộng lớn hơn.Pháp bao vây,cắt con đường tiếp tế muối và công cụ đồ sắt vào vùng Ama Jao cai quản, ông và bà con vẫn không chịu khuất phục. Giặc bắt được, vừa ra sức đe doạ lẫn mua chuộc, nhưng ông quyết chết trong nhà tù chứ không chịu đầu hàng.

    Tiêu biểu nhất là cuộc kháng chiến kéo dài 25 năm ( 1909- 1935) do tù trưởng người Mnông Biêt : N’Trang Lơng, đã kêu gọi và tập hợp đông đảo không chỉ người Mnông khắp vùng, mà cả người Êđê, STiêng, Mạ ở Lâm Đồng…thành một lực lượng khởi nghĩa rộng khắp Tây Nguyên.Công sứ pháp ở Đăk Lak Sabachie đã phải nhận xét về cuộc khởi nghĩa này “ Là một phong trào có tổ chức, có chuẩn bị. Là một cuộc nổi dậy toàn vùng”.

    Khác với mọi cuộc khởi nghĩa có vũ trang trước và sau, nghĩa quân N’Trang Lơng được tổ chức rất quy củ làm ba lực lượng : Quân chủ lực tập trung trực tiếp chiến đấu, lực lượng ngay tại bon lan và các đội thám sát. 15 năm ( từ 1910 – 1925), địch hoàn toàn không chiếm được một tấc đất nào của vùng Mnông để lập đồn bốt.

    Chính các cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân Pháp của người Mnông, Êđê đã tác động mạnh đến tinh thần của các dân tộc thiểu số Tây nguyên, thôi thúc họ cùng rầm rộ đứng lên tham gia phong trào vũ trang đánh giặc ngoại xâm . Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của N’Trang Lơng bị dập tắt, phong trào mới “ Nước xu ” do tù trưởng người Chăm Hroaih Săm Brăm( Phú Yên) lãnh đạo, đã bùng lên mạnh mẽ.Lan rộng khắp ba tỉnh Tây Nguyên,ảnh hưởng xuống tận một số tỉnh đồng bằng miền Trung, vào những năm 1935- 1939.Gây cho thực dân Pháp không ít những khó khăn.

    Nếu như cuộc kháng chiến của N’Trang Lơng đơn thuần là tự phát, , thì phong trào “ nước xu” , lúc bắt đầu nhen nhóm còn mang màu sắc thần bí ( Săm Brăm nguyên là một thày cúng), đã tiếp cận được với Việt minh kháng Pháp, bước đầu đã có phương pháp đấu tranh, có mục tiêu cụ thể là giải phóng dân tộc.Phong trào lan dần qua ba tỉnh Tây Nguyên, xuống Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.Năm 1938 Pháp bắt được Săm Brăm, giam ông 5 năm tại Đăk lăk.Sau cách mạng tháng 8 Săm Brăm được ra Bắc gặp Hồ Chủ tịch.

    Ngoài Săm Brăm, phong trào chống Pháp ở Tây Nguyên còn có các tù trưởng khác như N’Yan, lập chiến khu Yang Rinh thay Săm Brăm bị bắt,tiếp tục cùng một số thủ lĩnh khác lãnh đạo phong trào ở Đăk Lăk. Mụ Cọ ( Di Linh )và K’Hoair ( Đức Trọng) cùng nhiều thủ lĩnh khác ở Lâm Đồng khuấy động bà con dân tộc Mạ, K’Ho chống giặc. Tại Kon Tum, Ông Đăng người Sê Đăng ở Đăk Tô cũng thành lập lực lượng vũ trang chống Pháp. Mặc dù Săm Brăm bị bắt, vẫn tiếp tục chiến đấu. Ông hy sinh năm 1939.Nối tiếp ông là “ Già Mết huyền thoại” – người bạn chiến đấu cùng thời của Anh Hùng Núp. Theo bước chân người đi trước là già làng người Jẻ -Triêng Yang Rẫy…

    Phong trào “ Nước xu” và Săm Brăm trở thành một huyền thoại trong đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, truyền tụng qua trường ca – “ Klei Khan Aê Săm Brăm”: “ Rồi phải nói chuyện này với Pháp/ Là lúc khi tiếng chiêng ngân vang/ Là lúc vỏ kiếm tan nát/ Thì chúng ta đã có vua Ama Krông của mình/ Người dũng cảm không bao giờ lùi bước/ Hãy cùng nhau nối gót Săm Brăm”

    Cuộc khởi nghĩa “ Nước xu đỏ ” đánh dấu một bước ngoặt mới trong phong trào yêu nước của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đó cũng chính là quá trình tập hợp lực lượng không phải trong những cuộc chiến giữa các bộ lạc, mà là chống giặc ngoại xâm,bảo vệ buôn làng của những tù trưởng, với sự tham gia đông đảo của các bộ tộc trên khắp Tây nguyên

    Kể từ đó, lớp lớp đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã đứng lên kế tiếp truyền thống của cha ông,tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vượt qua âm mưu nham hiểm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của giặc, luôn sát cánh bảo vệ nền độc lập tự do và thống nhất của tổ quốc Việt nam. Bắt đầu từ sự chỉ dẫn của các chiến sỹ- tù chính trị ở ngục Kon Tum, Đăk Glây, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt… đến sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

    Cách mạng tháng 8 thành công,chính quyền mới được thành lập.Với sự tham mưu của các trí thức người dân tộc bản địa,một cuộc liên hoan đoàn kết dân tộc được tổ chức tại Buôn Ama Thuột.Hội nghị đoàn kết dân tộc Tây Nguyên tổ chức ở Plei Ku, được Bác Hồ gửi thư thăm hỏi,đều đã thống nhất theo quan điểm đại đoàn kết dân tộc của Đảng,xoá bỏ được sự hiểu lầm do địch gây ra giữa người Thượng – Thượng, Kinh – Thượng…Tất cả một lòng sẵn sàng đoàn kết bên nhau theo mặt trận Việt Minh, bảo vệ chính quyền cách mạng còn trong trứng nước và tiếp tục kháng chiến chống Pháp.

    Khi Tây nguyên bị Pháp tái chiếm, Ban cán sự Đảng các tỉnh đã quyết tâm xây dựng vùng căn cứ trên các địa bàn, nhanh chóng hình thành các chi bộ bí mật trong các buôn,bon,kon, plei. Khắp địa bàn đều đã có đảng viên phụ trách.Cuối năm 1955, ở các vùng núi Cư Morây, Nam Ka, Nâm Nung,Ngok Linh, Cư Yang Sin, An Khê,Cheo Reo, Đăk Đoa, Lâm Viên …đã có nhiều cơ sở tham gia ủng hộ kháng chiến.Sau này, ngay cả một số khu trưởng khu trù mật vùng dân tộc cũng trở thành cơ sở của ta.Anh hùng Núp, người con của Tây Nguyên đi đầu phong trào theo Việt minh kháng chiến chống Pháp cũng trưởng thành từ đó.Trung đoàn 84,tiêủ đoàn NTrang Lơng,đơn vị chủ lực đầu tiên gồm toàn chiến sỹ người các dân tộc thiểu số Tây nguyên,được thành lập ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp , do đồng chí Y Blôk ÊBan ( sau này được phong hàm thiếu tướng) chỉ huy, đánh địch giữ đất giữ dân, mở rộng vùng căn cứ

    Suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, núi rừng Tây Nguyên trở thành căn cứ địa kháng chiến của quân và dân các tỉnh miền Trung, là vùng bản lề nối khu 5 với Nam bộ, tạo nên thế đứng vững chắc cho cách mạng, trực tiếp uy hiếp đồng bằng Trung bộ, Nam bộ và Sài gòn. Không chỉ đảm bảo thông suốt tuyến giao liên, đường hành lang chiến lược Bắc-Nam Đông dương, những tuyến đường huyết mạch vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc men và đường chuyển quân từ hậu phương lớn miền Bắc vào miền Nam, tới tận vùng phụ cận sào huyệt của địch : thành phố Sài gòn.Đến năm 1972 ta đã có hẳn vùng giải phóng rộng khắp trên Tây Nguyên.

    Các căn cứ ở Tây Nguyên, với lòng trung kiên của bà con là những vùng bất khả xâm phạm đối với địch, là những nơi khởi quân của các trận đánh khiến lũ giặc kinh hoàng. Đảm bảo được sự an toàn,thông suốt lẫn cung cấp phần lớn lương thực tại chỗ kịp thời mau lẹ cho quân giải phóng, có công lao không nhỏ của bà con các dân tộc Tây nguyên.Nghe theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc thống nhất Miền Nam VN ( mà tiêu biểu là hình ảnh cụ Y Bih Aleo), không chỉ con người và sức lực mà còn của cải cũng được tự nguyện và vô tư đóng góp cho cách mạng.(Đơn cử một việc : vào thời điểm khó khăn nhất, cặp ngà voi 18 kg của gia đình ông Ama Beo đã đổi muối ăn cho cả vùng căn cứ Nam Nung, Krông Nô, Đăk Nông).Những kho lúa để giữa rẫy trong rừng, cũng là nơi tiếp tế lương thực cho bộ đội.

    Trong chiến thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng Buôn Ma Thuột, có đóng góp không nhỏ của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.Phối hợp hài hoà với các trận tấn công của bộ đội chủ lực, quân và dân Tây Nguyên đã phát động quần chúng nổi dậy giải phóng toàn bộ vùng nông thôn, thành lập chính quyền cách mạng tại địa phương, ổn định tình hình trật tự-an ninh và tham gia truy quét tàn quân của địch.

    Bia ghi nhớ công ơn những liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đã được dựng nhiều nơi. Xét thành tích và công lao đóng góp cho cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đak Lăk, Lâm Đồng… đều đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.Các cá nhân Anh hùng như Rchom Ơt, Kpă KLơng ( thời chống Mỹ)…hay Ksor Y Ni ( thời chống Phulrro)…Chỉ tính riêng tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông đã có 15 bà mẹ người các dân tộc thiếu số Êđê, Mnông được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ VN Anh hùng.

    Lớn lên và gặp Mặt trận Việt Minh và tham gia cách mạng Tháng 8 , được Nhà nước XHCN đào tạo trưởng thành,những trí thức Tây Nguyên suốt một đời đi theo Đảng, theo Bác Hồ, sau những tháng năm cống hiến năng lực và sức lực cho nhân dân, khi về hưu vẫn là những công dân đáng kính, tiếp tục làm tấm gương sáng cho con cháu và nhân dân trong các buôn, bon, kon, plei. Như các vị lão thành cách mạng : Nay Der, Nay Phin, Siu Ken, Siu Pơi, Ksor Ní, Ksor Krơn, Ama Thương ( dân tộc Jrai); Hay Y Wang Mlô Dun Du, Minh Sơn, AMi Đoan,Y Ngông Niê kDam,Y Nuê Buôn Krông, Y TLam ( dân tộc Êđê); Hoặc Y Một ( dân tộc Bânar), Sô Lây Tăng ( dân tộc Jẻ)…nghỉ việc chính quyền, thay nhau làm công tác mặt trận, động viên đồng bào các dân tộc giữ vững mối đoàn kết anh em. Cũng như các nghệ sỹ cao tuổi đã đem trọn tài năng hiến cho nghệ thuật cách mạng như : Kpă Púi, Y Yơn ( dân tộc Jrai), H’Bênh, Siu Phích, Măng Thị Hội, Y Brơm ( dân tộc Bânar) … Đều là những bằng chứng đầy thuyết phục

    Trả lời
  2. Các cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩ Yên Thế ,…

    Cuộc khởi ngĩa Yên Thế là khởi nghĩa tiêu thế (1884- 1913) . Vì có lãnh đạo uy tín , quân đội tinh anh ,sẵn sàng chiến đấu . Nhiều nhà yêu nước đã tìm Đề Thám. Năm 1913, thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, cuộc khởi nghĩa tan rã.

    Trả lời

Viết một bình luận