– Dựa vào mục đích nói mà phân chia ra các kiểu hành động nói. Tên gọi của các kiểu cũng đặt theo mục đích nói. Ví dụ mục đích nói là hứa hẹn điều gì đó thì đặt là hành động hứa hẹn.
– Các kiểu hành động nói thường gặp như: hành động nhằm để hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, giới thiệu…), điều khiển, cầu khiến (đe dọa, thách thức..), hứa hẹn hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc (vui, buồn, giận dữ, ngạc nhiên, hào hứng…)
+ Hành động hỏi: là hành động của người hỏi với mục đích muốn được cung cấp tin tức hoặc biểu thị thái độ từ người nghe.
Ví dụ: Bạn đã khỏe hẳn chưa?
+ Hành động điều khiển: là hành động sai khiến của người nói muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó.
Ví dụ: Buổi trưa hôm nay thật là nắng, mình quên mang ô, cậu đi mua ô và nước nhé!
+ Hành động hứa hẹn: là hành động mà người nói tự mình ràng buộc thực hiện một hành động nào đó với người nghe.
Ví dụ: Con ráng học cho tốt nha, được điểm 10 mẹ cho con đi sở thú chơi.
+ Hành động trình bày (kể, miêu tả, báo tin…): là hành động của người nói mà qua những lí lẽ, ý nghĩ của mình người nghe hiểu và tin tưởng.
+ Hành động bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, giận dữ…): là hành động của người nói thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, bộc lộ những tâm trạng, cảm xúc của mình với người nghe.
– Các kiểu câu có thể nhận ra bằng hình thức cấu tạo như dấu câu, từ ngữ đặc trưng, chức năng của các kiểu câu. Ví dụ: Bạn đã khỏe chưa ? (hành động hỏi).
Trong giao tiếp đối thoại 2 người, xét về hành động nói thường chỉ quan tâm đến vai trò của người nói, tạm bỏ đi vai trò của người nghe..
-Hành động hỏi:Bạn đã ngủ chưa?
-Hành động điều khiển:Con đi mua đồ cho mẹ nhé
-Hành động hứa hẹn:Nếu kì thi này con đạt điểm cao mẹ sẽ thưởng cho con
-Hành động trình bày:Sau đó Thánh Gióng cưỡi ngựa bay lên trời
-Hành động bộc lộ cảm xúc:Tại sao,tại sao chuyện đó lại xảy ra?
– Dựa vào mục đích nói mà phân chia ra các kiểu hành động nói. Tên gọi của các kiểu cũng đặt theo mục đích nói. Ví dụ mục đích nói là hứa hẹn điều gì đó thì đặt là hành động hứa hẹn.
– Các kiểu hành động nói thường gặp như: hành động nhằm để hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, giới thiệu…), điều khiển, cầu khiến (đe dọa, thách thức..), hứa hẹn hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc (vui, buồn, giận dữ, ngạc nhiên, hào hứng…)
+ Hành động hỏi: là hành động của người hỏi với mục đích muốn được cung cấp tin tức hoặc biểu thị thái độ từ người nghe.
Ví dụ: Bạn đã khỏe hẳn chưa?
+ Hành động điều khiển: là hành động sai khiến của người nói muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó.
Ví dụ: Buổi trưa hôm nay thật là nắng, mình quên mang ô, cậu đi mua ô và nước nhé!
+ Hành động hứa hẹn: là hành động mà người nói tự mình ràng buộc thực hiện một hành động nào đó với người nghe.
Ví dụ: Con ráng học cho tốt nha, được điểm 10 mẹ cho con đi sở thú chơi.
+ Hành động trình bày (kể, miêu tả, báo tin…): là hành động của người nói mà qua những lí lẽ, ý nghĩ của mình người nghe hiểu và tin tưởng.
+ Hành động bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, giận dữ…): là hành động của người nói thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, bộc lộ những tâm trạng, cảm xúc của mình với người nghe.
– Các kiểu câu có thể nhận ra bằng hình thức cấu tạo như dấu câu, từ ngữ đặc trưng, chức năng của các kiểu câu. Ví dụ: Bạn đã khỏe chưa ? (hành động hỏi).
Trong giao tiếp đối thoại 2 người, xét về hành động nói thường chỉ quan tâm đến vai trò của người nói, tạm bỏ đi vai trò của người nghe..