Kể tên và nhận xét phong trào đấu tranh và giai cấp nông dân trong phong trào cm 1930-1931

Kể tên và nhận xét phong trào đấu tranh và giai cấp nông dân trong phong trào cm 1930-1931

0 bình luận về “Kể tên và nhận xét phong trào đấu tranh và giai cấp nông dân trong phong trào cm 1930-1931”

  1. Nhân ngày Quốc tế Lao động, hưởng ứng Lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân trong cả nước dấy lên làn sóng đấu tranh dân tộc và dân chủ mạnh mẽ.

    Ở Bắc Kỳ, công nhân khu Mỏ Hòn Gai bãi công, biểu tình. Lần đầu tiên ở vùng mỏ, lá cờ đỏ búa liềm được treo trên đỉnh núi Bài Thơ.

    Tại Thái Bình, hơn 1.000 nông dân Duyên Hà – Tiên Hưng biểu tình lên thị xã Thái Bình đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống và chống khủng bố.

    Ở Trung Kỳ, nông dân các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận đã nổi dậy đấu tranh. Ngày 1/5/1930, cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên xuất hiện ở Quảng Nam. Tại thị xã Hội An và các vùng nông thôn Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn… đều có rải truyền đơn treo cờ Đảng.

    Đặc biệt, sáng ngày 1-5, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An, công nhân và nông dân Vinh – Bến Thủy đã vùng dậy biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố đòi bồi thường thiệt hại cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy sợi Nam Định, ủng hộ Liên Xô. Chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp. Chúng huy động binh lính đến bắn vào đoàn biểu tình, nhưng anh em binh sĩ người Việt chống lệnh của bọn chỉ huy Pháp không bắn vào đồng bào mình

    Bình luận

Viết một bình luận