Kể về 1 chuyến thăm quan di tích lịch sử lăng Bác ( mình cần gấp,mai mình nộp rồi giúp mình với đừng chép mạng nha)

Kể về 1 chuyến thăm quan di tích lịch sử lăng Bác ( mình cần gấp,mai mình nộp rồi giúp mình với đừng chép mạng nha)

0 bình luận về “Kể về 1 chuyến thăm quan di tích lịch sử lăng Bác ( mình cần gấp,mai mình nộp rồi giúp mình với đừng chép mạng nha)”

  1. Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường cấp hai của tôi tổ chức một chuyến du lịch thay cho phần thưởng sách vở. Tôi đã rất may mắn và hạnh phúc khi mình đã có thành tích học tập tốt và có mặt trong chuyến đi này.

    Đây là chuyến du lịch đến thăm Lăng Bác, vì vậy tôi rất háo hức và kì vọng. Chuyến du lịch của trường tôi chính thức bắt đầu, để đảm bảo đúng lộ trình thì năm giờ sáng chúng tôi đã phải có mặt ở trường, vì lúc ấy trời còn khá tối nên bố đã đưa tôi đến trường, tận khi lên xe thì bố tôi mới yên tâm ra về. Chuyến đi này làm tôi thao thức suốt đêm, mong sao cho trời mau sáng để tôi có thể đến trường.

    Đây là lần đầu tiên tôi được đi thăm Lăng Bác Hồ. Chuyến xe dừng tại Lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của tôi là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. Đường vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai.

    Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, tuy nhiên những chú bộ đội gác lăng không phải mặc những bộ quân phục màu xanh như ta vẫn thấy, các chú khoác lên mình bộ quân phục màu trắng, chiếc mũ màu trắng nên càng tạo ra sự trang nghiêm, thành kính cho lăng Bác.

    Hôm ấy không chỉ có thầy cô và các bạn học sinh đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc, đôi khi tôi còn bắt gặp những đoàn tham quan của những du khách nước ngoài, họ được người hướng dẫn viên giới thiệu về lăng Bác cũng như những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam.

    Nhìn những đoàn tham quan, tôi cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào, vì Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam, mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, cảm phục.

    Nơi chúng tôi đứng đây chính là quảng trường Ba Đình lịch sử, theo như lời của thầy trưởng đoàn thì đây chính là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập trước hàng triệu quốc dân đồng bào, tuyên bố với nhân dân cũng là lời tuyên cáo với Thế giới: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức ra đời. Đây là một dấu son lịch sử vì nó đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

    Ngay trước quảng trường là cột cờ, trên đó có treo lá cờ đỏ sao vàng rất lớn bay phấp phới trong gió. Khi chuẩn bị đến giờ mở cửa lăng Bác để tiếp đón đoàn người vào viếng, một nghi thức duyệt binh vô cùng đồng đều và nghiêm trang của các chú bộ đội đã diễn ra. Khi ấy, ánh nhìn của mọi người đều tập trung vào đoàn diễu hành ấy.

    Sau lễ duyệt binh, chúng tôi được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Vì khách tham quan rất đông nên hàng người vào viếng cũng rất dài. Dù phải đợi rất lâu dưới trời nắng để đợi đến lượt vào viếng, nhưng chúng tôi cũng như tất cả mọi người có mặt ở đây đều rất nghiêm trang, tỏ thái độ thành kính, tuyệt nhiên không hề có tiếng nói chuyện hay kêu ca gì cả.

    Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng chúng tôi cũng được vào lăng, không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Chúng tôi đi theo hàng và lần lượt đi qua nơi Bác nghỉ. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa uy nghi, vừa gần gũi.

    Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị, lần đầu tiên tôi được đến thăm Bác, được tỏ lòng thành kính, sự kính yêu vô bờ dành cho Bác, người cha già của dân tộc Việt Nam. Cũng qua chuyến đi này tôi cũng được học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích, về lịch sử Việt Nam, về công lao trời bể của chủ tịch Hồ Chí Minh.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT.

    Bình luận
  2. Em thường được nghe rất nhiều người nói về vẻ đẹp của lăng Bác , cũng đã từng biết đến nơi này qua sách vở, và càng đọc càng tìm hiểu em lại càng khao khát có một lần được đặt chân đến vùng đất Hà nội  mộng mơ vớ điệu Bắc  ai, với những nàng thơ thướt tha trong tà áo dài tím. Biết được niềm mong ước của em thế nên kỳ nghỉ hè vừa rồi, bố mẹ đã dẫn em về Hà Nội  chơi, coi như là phần thưởng cho tấm giấy khen học sinh giỏi mà em đạt được sau một năm học chăm chỉ.

    Nhà em ở Đà Nẵng, thế nên cả nhà quyết định đi tàu ra Hà Nội , để được thưởng thức cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời đảm bảo an toàn. Hà Nội  là thủ đô của Việt Nam dưới triều đại của nhà Nguyễn, cũng là nơi kết thúc chế độ phong kiến ngàn năm của Việt Nam ta.  Bắt đầu chuyến viếng thăm, gia đình em ghé thăm Lăng Bác  đầu tiên, khu di tích hiện lên với một vẻ trẫm tĩnh, mang đậm hơi thở lịch sử suốt mấy trăm năm, tường thành phủ kín rêu xanh bước. Khi tiến thẳng vào trong khu vực đại nội là hình ảnh của các công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi, dù bị thời gian mài mòn và chiến tranh tàn phá nhưng nó vẫn giữ được cái vẻ uy nghiêm, mang đậm dấu ấn văn hóa triều đại một thời. Em dừng bước trước cổng Ngọ môn quan, bức tường thành nhuốm màu thời gian, với lớp rêu phong xanh mờ, là một trong 4 cổng lớn nhất của Hoàng thành. Bao gồm hai phần là đài – cổng theo hình khối hộp vuông và phần phía trên là lầu Ngũ Phụng, với lối kiến trúc truyền thống trang trí bằng hình phụng thanh thoát tao nhã, lại lợp bằng ngói lưu ly vàng và xanh trông bề thế và đẹp vô cùng. Bên cạnh Ngọ Môn chính là một dòng kênh đào nhỏ nước rất trong và xanh, vừa để tạo cảnh quan cũng là để bảo vệ cho hoàng thành bên trong. Khi tiến vào đại nội, em hết sức ngỡ ngàng và sung sướng trước quang cảnh trước mắt, dường như bấy nhiêu câu từ trong sách vở cũng chẳng thể diễn tả nổi cái vẻ đẹp mang dấu ấn thời gian, đã từng chứng kiến  một thời rực rỡ của các ông hoàng bà chúa này. Đình đài lầu các phân bố rộng khắp nơi, trong đó phải kể đến Điện Thái Hòa, nơi vua và các quan cùng nhau bàn bạc việc nước. Với lối kiến trúc trùng thềm điệp ốc, sơn son thiếp vàng, chạm trổ hình rồng vờn mây đặc sắc, mái điện cũng được lợp ngói lưu ly vàng, làm nổi bật lên cái vẻ uy nghiêm và rực rỡ của nơi tập trung quyền lực em thượng. Về phần phục vụ ăn ở sinh hoạt cho hoàng tộc thì bao gồm có cung Diên Thọ, là nơi ở của Hoàng thái hậu các đời, cung Trường Sanh với khu vực hoa viên rộng lớn là nơi để vua chúa vãn cảnh, thư giãn, sau cũng trở thành chỗ ở cho hậu cung. Điện Kiến Trung là nơi ăn ở sinh hoạt của vua, Điện Cần Chánh là nơi để tiếp đãi yến tiệc, Thái Bình Lâu có thể xem như là thư phòng riêng của nhà vua, Duyệt Thị Đường là nơi vua và các quan xem biểu diễn tuồng chèo, nhã nhạc,… Về thờ cúng thì có Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân. Điểm chung là tất cả đều được xây dựng bằng lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam, lấy hình rồng phượng làm chủ đạo trang trí, bên cạnh đó còn chạm trổ một số các bài thơ văn cổ, mái được lợp hầu hết bằng ngói lưu ly vàng hoặc xanh. Ngoài ra còn có một số các lư, đỉnh lớn bằng đồng dựng trong miếu thờ, hoặc ở các cung điện,… Trong khuôn khổ cố đô còn có các lăng tẩm của các vị vua nhiều đời, xây với lối kiến trúc phương Đông điển hình, nằm ở vị trí đắc địa, phong thủy hữu tình, ví như lăng Tự Đức, Lăng Khải Định.                                                                                                                                                  Mặc dù rất mệt vì phải di chuyển liên tục, bởi sự rộng lớn của hoàng thành và cố đô nhưng em rất vui và rất hạnh phúc khi được ghé thăm nơi mà mình hằng mơ ước bấy lâu. Chuyến đi chơi không chỉ giúp em thư giãn sau một năm học vất vả mà còn khiến em học hỏi được thêm nhiều kiến thức lịch sử. 

    Bình luận

Viết một bình luận