0 bình luận về “Kể về chuyến đi về quê của em (ngắn thôi nhé!)”
Tôi vẫn còn nhớ như in câu hát của ca sĩ Anh Thơ: “Quá nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê”. Dẫu vẫn chưa đến cái tuổi gọi là “quá nửa đời người” nhưng tôi cũng có thể cảm nhận và thấu hiểu được điều mà người lớn gọi với hai chữ “quê hương”. Với tôi, mỗi chuyến được về quê chơi đều là vô giá.
Bố tôi là người đồng quê chân chất nhưng tôi lại được sinh ra và lớn lên ở nơi thành thị ồn ào và tấp nập. Vùng đất Thành Nam không ở quá xa so với thủ đô nhưng vì việc học hành và công việc bận rộn của bố mẹ nên chúng tôi rất hiếm khi được về quê nội chơi. Cơ hội để chúng tôi có thể ở lại chơi lâu với ông bà chỉ có mùa hè mà thôi. Và hè năm nay, với thành tích cao ở lớp, tôi đã được bố mẹ thưởng cho một chuyến du lịch tùy chọn, nhưng điểm đến của tôi vẫn là Nam Định, mảnh đất quê hương.
Chúng tôi khởi hành từ sáng sớm, ngay từ tuần nghỉ hè đầu tiên của tôi. Tôi đã gọi điện cho ông bà nội từ đêm hôm trước, nghe giọng vui mừng của ông bà càng làm tôi háo hức không ngủ được. Khi xe bon bon trên con đường quốc lộ 1A, vừa ngắm nhìn cảnh vật vụt qua con mắt, tôi không ngừng chăm chỉ suy nghĩ lịch trình dày đặc của mình để có thể vui chơi thỏa thích: đi xem những người nông dân trồng dâu nuôi tằm, rồi ươm tơ, dệt lên tấm vải; còn phải xem lũ trẻ ở đó có trò chơi gì mới không, thăm thú và thưởng thức tất cả những món ăn và nơi mình chưa đi nữa, … Thật là bận rộn và khó nghĩ mà.
Chưa nghĩ thông thì tôi đã thấy những cánh đồng lúa xanh ngát rộng lớn đang dần trải dài trước mắt. Những chú bò thong dong đi qua những con đường, miệng vẫn còn nhai cỏ. Bao nhiêu lần nhìn thấy nhưng không khí ở thị thành vẫn làm tôi nhớ và yêu hơn mùi vị thơm mát, bình yên nơi đồng quê này. Thế là cách nhà ông bà không còn xa nữa rồi. Tôi càng thêm háo hức. Xe vừa dừng đến cổng, qua mấy rặng tre ngà và chiếc đình làng, tôi đã biết thế nào ông bà cũng đang đợi mà. Ông bà tôi vẫn vui vẻ và trẻ trung như lần nào tôi đến, vẫn mong ngóng cháu về.
Nói về nhà ông bà ngoại nhưng thực ra tôi chẳng ở nhà là bao. Tôi đã chán ngấy bốn bức tường và cái màn hình cảm ứng rồi. Nơi ngủ trưa ưa thích của tôi chính là chiếc vòng lưới mà ông buộc cho tôi giữa hai cây dừa trong vườn trái chín quả của ông. Những bài hát trên điện thoại đâu có thể hay bằng tiếng chim hót, cùng tiếng hàng cây rì rào trong gió được. Và tôi đã tìm được cách sắp xếp lịch trình của mình không thể nào hợp lí hơn. Buổi sáng có thể đi xem những người trồng dâu và cách những con tằm nhỏ xíu nhả tơ. Buổi chiều thì tôi đi tìm hiểu cách các cô các bác ươm tơ để làm nên những sợi tơ óng mượt và cách nó biến thành những sợi vải. Và buổi tối chính là lúc tôi tham gia các trò chơi với bọn trẻ trong xóm. Đủ mọi trò chơi và mỗi lần tôi về đều là những trò mới, đều hấp dẫn tôi. Thỉnh thoảng, ông dẫn tôi đi thăm quan những di tích lịch sử, những chiến tích anh hùng thời chống Mĩ của mảnh đất và con người nơi đây. Ở đây, tôi không ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn sẵn mà tất cả đều một tay bà tôi làm, bằng rau củ vườn nhà và những đặc sản của quê hương khiến tôi tăng lên mấy cân chỉ chưa đầy hai tháng.
Những ngày nghỉ hè với tôi ở quê là không và chẳng bao giờ đủ. Luôn có những điều tốt đẹp và thú vị ở con người và mảnh đất nơi này níu giữ tôi. Hè năm sau, sẽ là một mùa hè rực rỡ nữa của tôi ở nơi này.
Cuối tuần vừa rồi, cả gia đình em đã cùng nhau về quê thăm ông bà ngoại. Đây là chuyến đi vô cùng vui vẻ và ý nghĩa đối với em.
Quê ngoại em là một ngôi làng nhỏ ở miền núi thuộc tỉnh Lạng Sơn. Sau gần bốn tiếng ngồi xe xóc nảy, cả gia đình em cũng về đến cổng làng. Từ xa, em đã nhìn thấy bác cả đứng chờ ở đầu làng. Thấy bố mẹ và em xuống xe, bác vui mừng bắt tay từng người một. Trên đường về nhà bà, ai đi qua cũng dừng lại hỏi thăm và gửi đến gia đình em những nụ cười thật hiền lành. Điều đó giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình làng nghĩa xóm chốn thôn quê. Về đến nhà bà, em nhận ra ngay hình dáng quen thuộc đang đứng chờ ở trước sân. Thế là, em liền chạy lại, ôm chầm lấy bà ngoại. Khi mọi người đều đã tề tựu đông đủ, thì kéo nhau vào nhà để tiện hàn huyên tâm sự. Ông bà hỏi thăm về đủ thứ chuyện, nào là mọi người có khỏe không, chuyện học tập như thế nào, công việc ra sao… Tất cả thể hiện sự quan tâm, lo lắng của ông bà dành cho con cháu. Tình cảm ấy thật đáng quý biết bao.
Chiều hôm ấy, trong khi bà và mẹ đang chuẩn bị bữa tối, thì ông dẫn em đi dạo vòng quanh xóm. Ông dẫn em ra hồ sen ở sau làng, có gió mát lồng lộng và những bông sen nở rộ. Ông dẫn em đến ngắm ruộng lúa xanh tốt, cạnh đó còn có cả bãi mía nữa. Ông thoăn thoắt chặt vài cây mía rồi cùng em kéo về để tráng miệng sau bữa tối. Trên đường về, trời đã dần tối. Nhìn ngắm những dãy núi xa xa lẫn sau màn mây khói tía; nhìn từng đàn chim đang vội bay về tổ, em thấy lòng mình bình yên lạ kì. Lúc ấy, em mới thấu hiểu thật sự ý nghĩa của quê hương. Đó là nơi để con người ta được trở về, được nghỉ ngơi, được là chính mình.
Tối hôm đó, em được ngủ cùng với bà ngoại. bà kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Những câu chuyện đó em đều đã nghe hết rồi. Thế nhưng có lẽ chính ánh trăng thanh, làn gió mát rượi, tiếng ve kêu, tiếng lá xào xạc, cùng giọng kể hiền từ của bà đã khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, và làm em dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Ngày hôm sau, sau khi ăn cơm trưa thì cả nhà em vội lên xe để trở về Hà Nội. Trên xe mang theo những món quà như trứng gà, rau xanh, ổi, mít… Tất cả là do ông bà ngoại, cùng bà con láng giềng đem sang cho. Tuy không quá đắt đỏ hay quý hiếm, nhưng chúng vẫn có giá trị vô cùng to lớn, bởi được mạ lên lớp vàng của tình người.
Trên đường rời xa quê ngoại, lòng em cảm thấy tiếc nuối vô cùng. Em mong sao thời gian trôi nhanh, để lại lần nữa được về quê thăm ông bà.
Tôi vẫn còn nhớ như in câu hát của ca sĩ Anh Thơ: “Quá nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê”. Dẫu vẫn chưa đến cái tuổi gọi là “quá nửa đời người” nhưng tôi cũng có thể cảm nhận và thấu hiểu được điều mà người lớn gọi với hai chữ “quê hương”. Với tôi, mỗi chuyến được về quê chơi đều là vô giá.
Bố tôi là người đồng quê chân chất nhưng tôi lại được sinh ra và lớn lên ở nơi thành thị ồn ào và tấp nập. Vùng đất Thành Nam không ở quá xa so với thủ đô nhưng vì việc học hành và công việc bận rộn của bố mẹ nên chúng tôi rất hiếm khi được về quê nội chơi. Cơ hội để chúng tôi có thể ở lại chơi lâu với ông bà chỉ có mùa hè mà thôi. Và hè năm nay, với thành tích cao ở lớp, tôi đã được bố mẹ thưởng cho một chuyến du lịch tùy chọn, nhưng điểm đến của tôi vẫn là Nam Định, mảnh đất quê hương.
Chúng tôi khởi hành từ sáng sớm, ngay từ tuần nghỉ hè đầu tiên của tôi. Tôi đã gọi điện cho ông bà nội từ đêm hôm trước, nghe giọng vui mừng của ông bà càng làm tôi háo hức không ngủ được. Khi xe bon bon trên con đường quốc lộ 1A, vừa ngắm nhìn cảnh vật vụt qua con mắt, tôi không ngừng chăm chỉ suy nghĩ lịch trình dày đặc của mình để có thể vui chơi thỏa thích: đi xem những người nông dân trồng dâu nuôi tằm, rồi ươm tơ, dệt lên tấm vải; còn phải xem lũ trẻ ở đó có trò chơi gì mới không, thăm thú và thưởng thức tất cả những món ăn và nơi mình chưa đi nữa, … Thật là bận rộn và khó nghĩ mà.
Chưa nghĩ thông thì tôi đã thấy những cánh đồng lúa xanh ngát rộng lớn đang dần trải dài trước mắt. Những chú bò thong dong đi qua những con đường, miệng vẫn còn nhai cỏ. Bao nhiêu lần nhìn thấy nhưng không khí ở thị thành vẫn làm tôi nhớ và yêu hơn mùi vị thơm mát, bình yên nơi đồng quê này. Thế là cách nhà ông bà không còn xa nữa rồi. Tôi càng thêm háo hức. Xe vừa dừng đến cổng, qua mấy rặng tre ngà và chiếc đình làng, tôi đã biết thế nào ông bà cũng đang đợi mà. Ông bà tôi vẫn vui vẻ và trẻ trung như lần nào tôi đến, vẫn mong ngóng cháu về.
Nói về nhà ông bà ngoại nhưng thực ra tôi chẳng ở nhà là bao. Tôi đã chán ngấy bốn bức tường và cái màn hình cảm ứng rồi. Nơi ngủ trưa ưa thích của tôi chính là chiếc vòng lưới mà ông buộc cho tôi giữa hai cây dừa trong vườn trái chín quả của ông. Những bài hát trên điện thoại đâu có thể hay bằng tiếng chim hót, cùng tiếng hàng cây rì rào trong gió được. Và tôi đã tìm được cách sắp xếp lịch trình của mình không thể nào hợp lí hơn. Buổi sáng có thể đi xem những người trồng dâu và cách những con tằm nhỏ xíu nhả tơ. Buổi chiều thì tôi đi tìm hiểu cách các cô các bác ươm tơ để làm nên những sợi tơ óng mượt và cách nó biến thành những sợi vải. Và buổi tối chính là lúc tôi tham gia các trò chơi với bọn trẻ trong xóm. Đủ mọi trò chơi và mỗi lần tôi về đều là những trò mới, đều hấp dẫn tôi. Thỉnh thoảng, ông dẫn tôi đi thăm quan những di tích lịch sử, những chiến tích anh hùng thời chống Mĩ của mảnh đất và con người nơi đây. Ở đây, tôi không ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn sẵn mà tất cả đều một tay bà tôi làm, bằng rau củ vườn nhà và những đặc sản của quê hương khiến tôi tăng lên mấy cân chỉ chưa đầy hai tháng.
Những ngày nghỉ hè với tôi ở quê là không và chẳng bao giờ đủ. Luôn có những điều tốt đẹp và thú vị ở con người và mảnh đất nơi này níu giữ tôi. Hè năm sau, sẽ là một mùa hè rực rỡ nữa của tôi ở nơi này.
Bạn cho mik CTLHN nhé !!!
Chúc bạn học tốt !
Cuối tuần vừa rồi, cả gia đình em đã cùng nhau về quê thăm ông bà ngoại. Đây là chuyến đi vô cùng vui vẻ và ý nghĩa đối với em.
Quê ngoại em là một ngôi làng nhỏ ở miền núi thuộc tỉnh Lạng Sơn. Sau gần bốn tiếng ngồi xe xóc nảy, cả gia đình em cũng về đến cổng làng. Từ xa, em đã nhìn thấy bác cả đứng chờ ở đầu làng. Thấy bố mẹ và em xuống xe, bác vui mừng bắt tay từng người một. Trên đường về nhà bà, ai đi qua cũng dừng lại hỏi thăm và gửi đến gia đình em những nụ cười thật hiền lành. Điều đó giúp em cảm nhận được sự ấm áp của tình làng nghĩa xóm chốn thôn quê. Về đến nhà bà, em nhận ra ngay hình dáng quen thuộc đang đứng chờ ở trước sân. Thế là, em liền chạy lại, ôm chầm lấy bà ngoại. Khi mọi người đều đã tề tựu đông đủ, thì kéo nhau vào nhà để tiện hàn huyên tâm sự. Ông bà hỏi thăm về đủ thứ chuyện, nào là mọi người có khỏe không, chuyện học tập như thế nào, công việc ra sao… Tất cả thể hiện sự quan tâm, lo lắng của ông bà dành cho con cháu. Tình cảm ấy thật đáng quý biết bao.
Chiều hôm ấy, trong khi bà và mẹ đang chuẩn bị bữa tối, thì ông dẫn em đi dạo vòng quanh xóm. Ông dẫn em ra hồ sen ở sau làng, có gió mát lồng lộng và những bông sen nở rộ. Ông dẫn em đến ngắm ruộng lúa xanh tốt, cạnh đó còn có cả bãi mía nữa. Ông thoăn thoắt chặt vài cây mía rồi cùng em kéo về để tráng miệng sau bữa tối. Trên đường về, trời đã dần tối. Nhìn ngắm những dãy núi xa xa lẫn sau màn mây khói tía; nhìn từng đàn chim đang vội bay về tổ, em thấy lòng mình bình yên lạ kì. Lúc ấy, em mới thấu hiểu thật sự ý nghĩa của quê hương. Đó là nơi để con người ta được trở về, được nghỉ ngơi, được là chính mình.
Tối hôm đó, em được ngủ cùng với bà ngoại. bà kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Những câu chuyện đó em đều đã nghe hết rồi. Thế nhưng có lẽ chính ánh trăng thanh, làn gió mát rượi, tiếng ve kêu, tiếng lá xào xạc, cùng giọng kể hiền từ của bà đã khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, và làm em dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Ngày hôm sau, sau khi ăn cơm trưa thì cả nhà em vội lên xe để trở về Hà Nội. Trên xe mang theo những món quà như trứng gà, rau xanh, ổi, mít… Tất cả là do ông bà ngoại, cùng bà con láng giềng đem sang cho. Tuy không quá đắt đỏ hay quý hiếm, nhưng chúng vẫn có giá trị vô cùng to lớn, bởi được mạ lên lớp vàng của tình người.
Trên đường rời xa quê ngoại, lòng em cảm thấy tiếc nuối vô cùng. Em mong sao thời gian trôi nhanh, để lại lần nữa được về quê thăm ông bà.