Khắc phục “sự cố” hụt hơi, dễ như chơi thôi mà!

Nếu bạn đã từng cảm thấy mệt khi vừa hát xong một bài, hoặc thường xuyên bị hụt hơi khi đang hát thì bạn đã tìm đúng nơi rồi đó. mTrend sẽ chia sẻ cách khắc phục “sự cố” này ngay thôi.

Để có nội lực trong giọng hát cùng âm thanh rõ và vang, việc kiểm soát hơi thở là một trong những yếu tố rất quan trọng. Nếu không bạn sẽ cảm thấy bị hụt hơi và mệt khi hát. Vậy hãy cùng mTrend tìm ra nguyên nhân và cách “chữa trị” nào.

  1. Lấy hơi ngược
  • Biểu hiện: Vai nhướn, ngực phình to và cảm giác rất dễ mệt. Việc này giống như chơi thể thao, bạn bị đuối dẫn đến hơi thở gấp gáp. Nguyên nhân là do bạn lấy hơi ở ngực gây hụt hơi. Vì ngực của bạn chỉ có xương, các bộ phận nội tạng và các cơ bám vào khung xương rất chắc, do đó các cơ này không thể co dãn rộng và lớn được. Nếu bạn càng cố gắng lấy càng nhiều hơi và nén ở ngực thì sẽ dẫn đến hiện tượng tức ngực, ép tim cho nên lúc đó hơi sẽ thoát ra rất nhanh.
  • Cách khắc phục: Cơ hoành ở bụng sẽ giúp ta có thể lấy hơi dày và nén hơi được lâu ở đây. Do đó, việc tập lấy hơi ở bụng rất quan trọng. Hãy đặt tay lên bụng và hít thật sâu vào, chú ý vai và ngực ở nguyên vị trí và bắt đầu “xì” hơi ra từ từ thật chậm và nhẹ nhàng, hãy tập thường xuyên để nó trở thành một thói quen khi hát, bạn sẽ có một làn hơi rất tuyệt khi thành thạo việc lấy hơi này.

Hãy luyện tập lấy hơi ở bụng để có làn hơi khỏe hơn.

  1. Cổ hạ thấp thanh quản
  • Biểu hiện: âm thanh phát ra ồm ồm, ầm ầm nghe rền vang, cảm giác hơi thở đi ra nhiều hơn và mệt hơn. Đây là một kỹ thuật thường dùng trong các kiểu hát cổ điển, nó đòi hỏi người hát phải có một nền tảng tốt để có thể điều khiển tốt làn hơi của mình, vì vậy hãy tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng kỹ thuật này.
  • Cách khắc phục: Giữ thanh quản thật thoải mái, đừng cố tạo ra âm thanh khác biệt. Âm thanh hay nhất chính là giọng nói của chính bạn, vì thế hãy thư giãn thanh quản và xem việc hát giống như bạn đang nói chuyện vậy.
  1. Cách hát breathy sound
  • Biểu hiện: có một số bài hát cần đến sự nhỏ nhẹ, thầm thì, bạn hát theo cách sử dụng nhiều hơi đi kèm với âm thanh phát ra, tạo ra chất riêng cho bài hát. Tuy nhiên bạn cần tính toán kỹ lưỡng nếu sử dụng kiểu hát này cho cả bài bởi nó dễ gây ra hiện tượng hụt hơi hơn so với việc hát bình thường.
  • Cách khắc phục: Mở rộng khẩu hình, nhưng không mở to miệng. Việc này cần phải mở cả trong lẫn ngoài. Hãy hạn chế việc mở miệng theo chiều ngang, nó sẽ làm âm thanh bị chói và méo, mà thay vào đó hãy tập mở miệng theo chiều rộng nghĩa là hàm dưới đi xuống đồng thời khớp nối của hàm dưới và hàm trên cũng được mở ra (giống như bạn băm môi và tập ngáp nhưng cố không ngấp vậy). Đó chính là việc mở trong khi hát đấy.
  1. Sai khẩu hình và âm lượng khi hát
  • Biểu hiện: mở miệng hết cỡ và tống hơi mạnh khi hát các nốt cao, làm âm thanh không đều và tốn nhiều hơi hơn mức bình thường.
  • Cách khắc phục: Hãy giữ làn hơi thật đều. Khi hát nốt cao, không phải đẩy hơi ra thật nhiều mà hãy giữ hơi thật đều đặn để có được âm thanh với âm lượng vừa đủ. Bạn nên sẽ dụng giọng pha (mixed voice) khi lên nốt cao để giữ gìn thanh quản khỏi bạn khan tiếng hay tổn thương.

Để luyện tập kỹ thuật lấy hơi tốt hơn, mTrend mời bạn xem bài viết này nhé:

http://www.mtrend.vn/ky-thuat-lay-hoi-trong-thanh-nhac/

Vậy là bạn đã “điểm mặt” được những nguyên nhân và cách khắc phục “sự cố” hụt hơi rồi. mTrend chúc bạn luyện tập thật thành công nhé!

Viết một bình luận