Khái niệm và tính chất của PXCĐK và PXKĐK? Ví dụ minh họa. Giúp mik với

Khái niệm và tính chất của PXCĐK và PXKĐK? Ví dụ minh họa.
Giúp mik với

0 bình luận về “Khái niệm và tính chất của PXCĐK và PXKĐK? Ví dụ minh họa. Giúp mik với”

  1. * Phản xạ có điều kiện :

    + Khái niệm :là loại phản xạ không có cung phản xạ cố định vĩnh viễn, muốn gây được phản xạ phải có những điều kiện nhất định.

    +Tính chất :

    -Trả lời kích thích bất kì 

    -Phải học tập mới có

    – Không bền vững 

    – Không luyện tập sẽ mất đi 

    – Số lượng nhiều 

    – Cung phản xạ phức tạp

    – Không có tính di truyền mà mang tính cá thể

    * Phản xạ không điều kiện là 

    + Khái niệm :Phản xạ không điều kiện là loại phản xạ có cung phản xạ cố định, có tính bản năng, tồn tại vĩnh viễn suốt đời và có khả năng di truyền sang đời sau. 

    + Tính chất :

    -Trả lời kích thích tương ứng hoặc không có điều kiện 

    – Mang tính bẩm sinh ra đã có 

    -Không bị mất đi trong quá trình cá thể 

    – Bền vững 

    -Số lượng có hạn định

    – Mang tính chất di truyền 

    -Cung phản xạ đơn giản 

    Bình luận
  2. Đáp án:

    * Phản xạ không điều kiện

    – Tính chất bẩm sinh:

    + Có tính chất bẩm sinh: phản xạ mút vú ở trẻ sơ sinh, phản xạ mổ thức ăn ở gà mới nở

    – Tính chất loài:

    + Có tính chất loài: khi gặp nguy hiểm con mèo gù lưng, nhím cuộn mình chĩa lông ra

    – Trung tâm phản xạ:

    + Là hoạt động phần dưới của hệ thần kinh: trung tâm của phản xạ gót chân, phản xạ đùi bìu là ở tuỷ sống lưng

    + Có những điểm đại diện trên vỏ não

    – Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích:

    – Tuỳ thuộc tính chất của tácnhân kích thích và bộ phận cảm thụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử, nhưng tiếng động không gây co đồng tử, ánh sáng chiếu vào da không có phản ứng gì

    Ví dụ: trung tâm phản xạ gân xương, phản xạ trương lực cơ nằm ở tuỷ sống, trung tâm của phản xạ giảm áp, phản xạ hô hấp nằm ở hành não

    * Phản xạ có điều kiện:

    – Tính chất bẩm sinh:

    + Được xây dựng trong quá trình sống: con chó từ nhỏ được nuôi bằng sữa sẽ không có phản ứng gì với thịt

    + Phản xạ này không di truyền

    – Tính chất loài:

    + Có tính chất cá thể: con vịt không có phản ứng gì với tiếng kẻng, nhưng khi vịt nuôi và cho ăn có giờ giấc theo tiếng kẻng thì đến giờ nghe tiếng kẻng là chạy tập trung về ăn

    – Trung tâm phản xạ:

    + Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não

    + Vỏ não là nơi đường liên lạc tạm thời nối kín mạch truyền xung động thần kinh gây phản xạ có điều kiện

    – Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích:

    + Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ: ánh sáng chiếu vào mắt có thể gây chảy nước bọt…

    Ví dụ: bơm nước axit có vị chua vào mồm chó, con vật có phản ứng tiết nước bọt, làm cho axit chua bị pha loãng đi, và bị tống ra ngoài. Đó là phản ứng bẩm sinh đã có

    Bình luận

Viết một bình luận