khai triển ý câu chủ đề sau thành 1 đoạn văn tông hợp- phân tich-tổng hợp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán( gạch chân chỉ rõ) Bà

By Sadie

khai triển ý câu chủ đề sau thành 1 đoạn văn tông hợp- phân tich-tổng hợp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán( gạch chân chỉ rõ)
Bài thơ đã thể hiện tình yêu trăng, yêu thiên nhiên của tác giả.( bài thơ ngắm trăng)

0 bình luận về “khai triển ý câu chủ đề sau thành 1 đoạn văn tông hợp- phân tich-tổng hợp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán( gạch chân chỉ rõ) Bà”

  1. Bài thơ Ngắm trăng (được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch) đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù “không rượu cũng không hoa”, Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ “ngắm” cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Chao ôi, đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng “nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”! Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

    *** câu cảm thán được in đậm

    Trả lời

Viết một bình luận