khẩu hiệu và vai trò của mặt trận Việt Minh trong thời kì tiền khởi nghĩa?

khẩu hiệu và vai trò của mặt trận Việt Minh trong thời kì tiền khởi nghĩa?

0 bình luận về “khẩu hiệu và vai trò của mặt trận Việt Minh trong thời kì tiền khởi nghĩa?”

  1. . Năm 1940, quân Nhật kéo vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và làm tay sai cho phát xít Nhật. Ngày 19/5/1941, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 ra nghị quyết chỉ rõ: Cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp: dân tộc giải phóng.

    Để thực hiện được nhiệm vụ chiến lược này, Hội nghị xác định phương pháp hiệu triệu của Mặt trận phải thống thiết hơn, phải đánh thức mạnh hơn nữa tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc của toàn dân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

    Theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp Nhật với tên gọi Việt Nam Độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Việt Minh và làm cờ Tổ quốc “khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”, khẩu hiệu chính của Việt Minh là: Phản Pháp, kháng Nhật, liên Hoa, độc lập.

    Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh khẳng định: “Việt Minh chủ trương liên hiệp các giới đồng bào yêu nước không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng và sinh tồn. Việt Minh chủ trương học tập hết thảy mọi tinh thần độc lập chân chính của giống nòi kết thành một khối vô địch đặng đập tan xiềng xích của Nhật Pháp, quét sạch mưu mô xảo trá của bọn Việt gian phản quốc, chúng đã gạch tên trong quốc tịch của người Việt Nam”. 

    Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân theo thành phần, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và hoàn cảnh xã hội hãy tham gia vào các tổ chức đoàn thể cứu quốc do Việt Minh lãnh đạo:

    “Nông dân phải vào “Nông dân Cứu quốc hội”. Thanh niên phải vào “Thanh niên Cứu quốc hội”. Phụ nữ vào “Phụ nữ Cứu quốc hội”. Trẻ con vào “Nhi đồng Cứu quốc hội”. Công nhân vào “Công nhân Cứu quốc hội”. Binh lính vào “Binh lính Cứu quốc hội”. Các bậc phú hào văn sĩ vào “Việt Nam Cứu quốc hội” để “Đồng tâm hợp lực. Muôn người một lòng. Nhân cơ hội này mà khôi phục lại Tổ quốc, mà làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập”.

    Về tổ chức, Mặt trận Việt Minh được tổ chức theo hệ thống từ cơ sở đến Trung ương: Ở cấp xã có Ban chấp hành Việt Minh do các đoàn thể Việt Minh ở làng hay xã cử ra; Ở cấp tổng, huyện (hay phủ, châu, quận); tỉnh, kỳ có Ban chấp ủy Việt Minh của mỗi cấp tương ứng; Ở cấp toàn quốc có Tổng bộ Việt Minh. 

    Về thành viên của Mặt trận Việt Minh, ngoài những đoàn thể cứu quốc có tính chất chính trị, cách mạng rõ rệt (Hội Công nhân cứu quốc, Hội Nông dân cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Văn hoá cứu quốc…) còn có những hội, đoàn thể không có điều lệ, hoạt động công khai và bán công khai như Hội Cứu tế thất nghiệp, Hội Tương tế, Hội Hiếu hỉ, Nhóm Học Quốc ngữ, Nhóm Đọc sách, xem báo…

    Ngày 30/6/1944, Đảng Dân chủ Việt Nam ra đời và làm thành viên của Việt Minh, làm cho Mặt trận Việt Minh thêm rộng rãi, thu hút được nhiều nhà văn hoá, văn nghệ, trí thức và tư sản dân tộc yêu nước. Với phương thức tổ chức đa dạng, phong phú này, Mặt trận Việt Minh đã tập hợp hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân đứng vào hàng ngũ của mình để đấu tranh cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc.

    Về chủ trương hành động, Mặt trận Việt Minh xác định Chương trình gồm 44 điểm, với các chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa; những chính sách cụ thể đối với các tầng lớp công nhân, nông dân, binh lính, công chức, học sinh, phụ nữ, thiếu nhi, người già và kẻ tàn tật, tư sản, địa chủ, nhà buôn. 

    2. Với chủ trương đúng đắn, mục tiêu cụ thể trong Tuyên ngôn và Chương trình 44 điểm của mình, Mặt trận Việt Minh đã đáp ứng khát vọng cháy bỏng của các tầng lớp nhân dân là giải phóng dân tộc ra khỏi tròng áp bức, nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật; làm cho mỗi người dân được quyền sống trong một đất nước độc lập, tự do, dân chủ, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

    Trong khoảng thời gian từ cuối năm 1941 đến đầu năm 1942, từ những tổ chức thí điểm Việt Minh đầu tiên ở Hà Quảng (Cao Bằng), Mặt trận Việt Minh đã phát triển một cách mau lẹ ra toàn quốc. 

    Cùng với phong trào đấu tranh chính trị, phong trào đấu tranh vũ trang của Việt Minh cũng nổ ra khắp nơi. Từ tháng 7 năm 1942 đến đầu năm 1943, ở căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai, Cứu Quốc quân đã tiến hành chiến tranh du kích với nhiều thắng lợi lớn.

    Ngày 22/12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay) là lực lượng vũ trang chủ lực của Mặt trận Việt Minh, đánh dấu mốc phát triển và trưởng thành mới trong phong trào đấu tranh vũ trang của Việt Minh. 

    Đêm 9/3/1945, quân  đội Nhật nổ súng đồng loạt, lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, sau thời gian ngắn, quân Pháp ở Đông Dương tan rã. Sự cấu kết Pháp-Nhật để thống trị Đông Dương chấm dứt. Ngay trong đêm 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Đình Bảng (Từ Sơn-Bắc Ninh) để đánh giá tình hình và đề ra chủ trương mới.

    Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết và công bố Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Thực hiện Chỉ thị của Đảng, Mặt trận Việt Minh ráo riết đẩy mạnh cao trào “Kháng Nhật, cứu nước”. 

    Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh lập ra Ủy ban Dân tộc giải phóng, tổ chức các lớp huấn luyện, tập dượt cho nhân dân nắm chính quyền. 
    Ngày 4/6/1945, thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Hội nghị cán bộ và tuyên bố chính thức thành lập Khu Giải phóng Việt Bắc gồm 2 căn cứ lớn nằm trên địa bàn của 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng thuộc các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái…

    Trong Khu Giải phóng, Việt Minh là người đại diện quyền làm chủ của quần chúng, trực tiếp giải quyết mọi công việc của thôn xóm. 

    Cao trào kháng Nhật cứu nước càng dâng lên mạnh mẽ khi ta được tin thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và ngày 13-8-1945 phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện. Cơ hội cứu nước ngàn năm có một đã tới. Trước tình thế vô cùng khẩn trương, từ ngày 13-8 đến ngày 15-8-l945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào.

    Tham dự hội nghị có các đại biểu các Đảng bộ địa phương khắp cả nước, một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài, đại biểu của Khu Giải phóng và các chiến khu. Hội nghị ra Nghị quyết nêu rõ: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi…toàn dân tộc ta đang sôi nổi đợi giờ khởi nghĩa giành chính quyền độc lập” và thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, 10 điểm ấy cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào Việt Nam đang mong muốn: 1. Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; 2. Làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng sung sướng tự do, như lời bài ca tuyên truyền của Việt Minh đã chỉ rõ: “Có mười chính sách bày ra/ Một là ích quốc hai là lợi dân”. 

    Ngày 16/8/1945, tại đình Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Đại hội đại biểu quốc dân (nay gọi là Quốc dân Đại hội Tân Trào) chính thức khai mạc. Đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương đọc bản báo cáo, trong đó nhấn mạnh hai vấn đề lớn: Tổng khởi nghĩa và bầu Uỷ ban Dân tộc giải phóng. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, giành lấy chính quyền từ tay Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai của Nhật, đứng địa vị cầm quyền mà tiếp đón quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật trên đất Đông Dương.

    Đại hội đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh; đồng thời nhất trí thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh (cờ của Mặt trận Việt Minh) làm Quốc kỳ, lấy bài Tiến quân ca (của nhạc sĩ Văn Cao) làm Quốc ca và cử ra Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch; một Ủy ban Thường trực gồm 5 người: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng và Dương Đức Hiền. 

    Đại hội Quốc dân vừa bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.

    Sáng ngày 19/8/1945, theo lời kêu gọi và thực hiện Chỉ thị của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng với hàng nghìn nông dân, công nhân, dân nghèo, bằng những vũ khí thô sơ, cùng với hàng vạn quần chúng nhân dân ở khu vực ngoại thành kéo vào, xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố.

    Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu: “Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim”; “Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa Việt Nam”; “Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh Việt Minh”; “Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Đúng 11h, cuộc mit tinh bắt đầu.

    Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến Quân Ca, đại biểu Uỷ ban Quân sự cách mạng đọc lời Hiệu triệu của Việt Minh, quân Nhật đã đầu hàng, chính quyền đã về tay nhân dân, thành lập Chính phủ Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Quần chúng nhân dân hô vang các khẩu hiệu hưởng ứng, vui mừng. Cuộc mit tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm Phủ Khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn. 

    Tại Huế, ngày 17/8/1945, Chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh ra mắt quốc dân nhưng cuộc mít tinh biến thành cuộc tuần hành của quần chúng nhân dân ủng hộ Việt Minh. Ngày 22/8/1945, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, vì chính quyền đã giành về tay nhân dân, Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 25/8, hàng ngàn người tụ tập trước cửa Ngọ Môn để chứng kiến lễ thoái vị của Bảo Đại và bàn giao ấn kiếm cho Việt Minh.

    Tại miền Nam, ngày 25/8/1945, Việt Minh mà Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn (nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật).

    Như vậy, chỉ trong vòng 12 ngày, từ ngày 14 đến ngày 25/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và ngọn cờ của Việt Minh, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám thành công. 

    3. Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền trong cả nước, lần đầu tiên chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời. Trong đó, vai trò của Mặt trận Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở những nội dung sau:

    – Chủ trương, chính sách cứu nước đúng đắn, hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. (Từ chủ trương, đường lối của Đảng được hoá thân trong chương trình hành động của Mặt trận Việt Minh).

    – Tổ chức Mặt trận Việt Minh đã ra lực hấp dẫn, niềm tin sâu sắc của các tầng lớp nhân dân thông qua hành động hy sinh, tận tuỵ, giương mẫu của cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên trong các tổ chức thành viên của Việt Minh trong quá trình tiến hành cách mạng.

    – Lực lượng to lớn trong nhân dân được tổ chức lại trong một tổ chức có chính cương, điều lệ, chương trình hoạt động cứu nước rõ ràng. Lực lượng ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Việt Minh. Đó là sức mạnh của sự đoàn kết, thống nhất vì một mục tiêu, khát vọng bất diệt, tối thượng: giải phóng dân tộc, dành độc lập cho nước nhà, xây dựng xã hội mới của chính nhân dân.. Trong tổ chức ấy có công nông và các giai tầng cơ bản làm nòng cốt. 

    Đánh giá khái quát về vai trò, ý nghĩa, nguyên nhân thành công của Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Cái tên Việt Nam Độc lập Đồng minh rất rõ rệt, thiết thực và hợp với ý nguyện toàn dân. Thêm vào đó, chương trình đơn giản, thiết thực mà đầy đủ của Mặt trận gồm 10 điểm như bài ca tuyên truyền đã kể: Có mười chính sách bày ra; Một là ích quốc, hai là lợi dân. 

    Vì thế mà Việt Minh được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh và cũng do cán bộ rất cố gắng đi sát với dân, cho nên Việt Minh phát triển rất mau và rất mạnh”. 

    Bình luận
  2. Câu 1: Khẩu hiệu và vai trò của mặt trận Việt Minh trong thời kì tiền khởi nghĩa là:

    * Khẩu hiệu:

    ĐỒNG BÀO!

    Dịp tốt sắp đến!

    Mau đoàn kết lại!Gia nhập Việt – Minh!

    Việt Nam độc lập đồng minhđánh đuổi Nhật Pháp!

    Tiêu trừ Việt gian!

    Việt – Nam độc lập!

    VIỆT MINH

    * Vai trò:

    +Đề ra các đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp, đúng đắn để lãnh đạo lực lượng quần chúng nhân dân

    +Xây dựng lực lượng chính trị cách mạng, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng trong một mặt trận thống nhất, tạo cơ sở quan trọng nhất về mặt lực lượng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đi đến thắng lợi cuối cùng.

    +Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền thành công ngay khi thời cơ đến.+Việt Minh còn đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng các căn cứ địa Cách mạng (Cao – Bắc – Lạng, Tân Trào, Bắc Sơn – Võ Nhai,…), thực hiện thí điểm các chính sách và các yếu tố, tổ chức trong việc xây dựng chính quyền Cách mạng mới(Khu căn cứ Việt Minh ở Cao Bằng, chính sách mười điểm lớn của Việt Minh, tổ chức đại hội Quốc dân Tân Trào,…) tạo ra những cơ sở vững chắc đảm bảo thắng lợi cho cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.(Nhớ cho mình 5 sao nghe!! Chúc bạn học tốt)

    Bình luận

Viết một bình luận