“Khi mặt trời đã lên một vài con sào, tức là lúc nó trở về sự bình dị hằng ngày, thì tôi đang múc gầu nước giếng dội lên đầu lên cổ, lên vai, lên lư

“Khi mặt trời đã lên một vài con sào, tức là lúc nó trở về sự bình dị hằng ngày, thì tôi đang múc gầu nước giếng dội lên đầu lên cổ, lên vai, lên lưng, nghĩa là tôi cũng đang đi tắm như mọi người lao động bình thường đang tắm quanh giếng. Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc.Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những con đựng ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho mười tám thuyền lớn nhỏ
cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một huyền. Anh quẩy nước bên bờ giếng, tôi né ra một bên……..
Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con ngon lành.”
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản? Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 2: Tại sao tác giả chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?
Câu 3: Trong con mắt của tác giả, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào quanh cái giếng nước ngọt?
Câu 4: Câu văn “Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.” tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
Câu 5: Chứng kiến cảnh sinh hoạt và lao động tấp nập, vui vẻ quanh cái giếng ngọt ở rìa đảo, vì sao tác giả lại thấy “cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền” ?
Câu 6: Hình ảnh anh hùng Châu Hòa Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hòa Mãn dịu dàng địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống của con người nơi đảo Cô Tô?
Câu 7: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên khoảng 7-8 câu

0 bình luận về ““Khi mặt trời đã lên một vài con sào, tức là lúc nó trở về sự bình dị hằng ngày, thì tôi đang múc gầu nước giếng dội lên đầu lên cổ, lên vai, lên lư”

  1. Câu 1)

    – Đoạn trích trên trích trong văn bản Cô tô

    – Tác giả: Nguyễn Tuân

    – Nội dung chính của đoạn trích: Cảnh sinh hoạt của người dân khi trời vừa hửng sáng

    – Hoàn cảnh sáng tác: Bài văn “Cô Tô” là phần cuối của bài kí Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo

    Câu 2)

    Tác giả lực chọn cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô vì

    + Cảnh sinh hoạt ở giếng nước ngọt, vui vẻ tấp nập như một cái bến, tuy nhiên lại “đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”

    + Cảnh lao động vừa tấp nập, khẩn trương:

    + “Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay không biết có bao nhiêu người đến và múc”.

    => Gợi cho người đọc những hình dung sơ lược về tính cách của người dân đảo Cô Tô, náo nhiệt, sôi động nhưng hiền hòa, phóng khoáng.

    => Tái hiện một khung cảnh con người chăm chú lao động, miệt mài với công việc không ngừng nghỉ, cũng làm nổi bật sự đông đúc và dồi dào của giếng nước ngọt với hình ảnh đoàn người nối tiếp nhau “đi đi về về” múc nước đổ lên thuyền chuẩn bị ra khơi.

    Câu 4)

    – Tác giả đã sử dụng phép tu từ:

    + Hoán dụ: từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng nước ngọt thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

    + So sánh: trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm các cho con lành

    Câu 3) Dưới con mắt của tác giả sự sống của con người nơi đây diễn ra quanh cái giếng nước ngọt tấp nập, giản dị, đông vui, đoàn kết: rất đông người tắm, gánh múc nước vào thùng gỗ, vào cong, ang… vui như một cái bến và đậm đà hơn mọi cái chợ trong đất liền.

    Câu 6)Gợi cho người đọc cảm nhận về cuộc sống của con người Cô Tô là một cuộc sống thanh bình,ấm êm,hạnh phúc trong sự giản dị.

    Câu 7) Bạn tham khảo 

    Đoạn trích Cô Tô đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc về một huyện đảo xinh đẹp. Cô Tô hiện lên với màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông..Cô Tô – Một viên ngọc xanh tuyệt đẹp đầy quyến rũ. Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về sản vật, Cô Tô còn được ban tặng một vẻ đẹp hoang sơ độc đáo: Nước biển nơi đây luôn xanh trong, những bãi cát trắng tinh, mịn màng, thoai thoải trải dài ngút tầm mắt. Bất cứ ai đã đến đây đều không thể quên cái cảm giác bềnh bồng khoan khoái khi được đắm mình trong làn nước nơi bãi biển Hồng Vàn, Vàn Chảy, Tài Vàn…Những sườn núi thoai thoải cuốn hút người ta bởi vẻ đẹp trầm mặc của những cánh rừng nguyên sinh được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Những rặng phi lao như những đường viền xanh ngăn ngắt. Với những người thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên thì ngọn hải đăng Cô Tô là một điểm đến không thể bỏ qua. Nằm trên ngọn núi cao hơn 100m, đây là địa điểm lý tưởng để quan sát toàn bộ cảnh quan trên đảo với rừng cây xanh ngợp, những con đường quanh co, bờ biển dài lóng lánh và những tàu cá nhỏ neo đậu trong vùng biển. Con người Cô Tô cũng chân chất, mộc mạc như chính nét hoang sơ của vùng đất này, dường như tâm hồn người dân nơi đây là sự hòa quyện giữa cái nắng gió, mặn mòi của biển với đất, những làn da nhuốm nàu nắng mạnh mẽ rắn rỏi, những tiếng cười giòn tan sau một ngày lao động… Và một sắc màu thật đẹp không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên Cô Tô đó là sự hùng vĩ mỗi lúc hoàng hôn buông xuống, bầu trời chuyển từ xanh sang hồng, vàng cam rực rỡ rồi tím biếc. Mặt trời đỏ ối từ từ lặn xuống sau những dãy núi xanh thẫm cuối đường chân trời, hắt xuống mặt biển ánh vàng lấp lánh, Cô Tô khi ấy như khoác lên mình một tấm áo tuyệt đẹp, đúng như những gì nhà văn Nguyễn Tuân từng miêu tả, cảnh hoàng hôn trên biển Cô Tô đẹp hùng vĩ, yên bình như một bức tranh cuộc sống. 

    Bình luận

Viết một bình luận