Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây. Khi nghĩ về một rừng cây tôi thường nhớ về nhiều người. Trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên n

By Savannah

Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây.
Khi nghĩ về một rừng cây tôi thường nhớ về nhiều người.
Trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên như ngàn ánh lửa chiều hôm khi gió về!
Cây đã mọc từ thuở nào trên đồi núi thật cằn khô,
Cây có hiểu vì sao, chim thường kéo về làm tổ
Và em như cụm lan mọc từ những cành cổ thụ già kia!
Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây, sống gần nhau thân mới thẳng
Có một cây là có rừng, và rừng sẽ lên xanh, rừng giữ đất quê hương!
Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?
Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành.
Phải không anh? Phải không em?
Chân lý thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nhoi!
Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người.
Ngày đêm canh giữ đất trời, rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân.
(Lời bài hát “Một đời người một rừng cây” – Nhạc sĩ Trần Long Ẩn)
a. Ca từ bài hát thể hiện những suy ngẫm của nhân vật “tôi” về điều gì? Qua những suy ngẫm ấy, tác giả “xin hát” lời ngợi ca dành cho những con người như thế nào?
b. Những từ “rừng cây, cây, hoa hồng, lan, cổ thụ” có nét chung nào về nghĩa?
c. Xét theo mục đích nói, câu “Phải không anh? Phải không em?” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra mục đích nói của câu này.
d. Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của 2 biện pháp tu từ nổi bật trong những câu sau:
Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây.
Khi nghĩ về một rừng cây tôi thường nhớ về nhiều người.
Trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên như ngàn ánh lửa chiều hôm khi gió về!




Viết một bình luận