Khi nhận xét về văn bản có chứa đoạn trích trên có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công

Khi nhận xét về văn bản có chứa đoạn trích trên có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung quan phụ mẫu ích kỉ, vô lương tâm”.Em hãy viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu làm rõ ý kiến trên
Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị đông (gạch chân chú thích rõ)

0 bình luận về “Khi nhận xét về văn bản có chứa đoạn trích trên có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công”

  1.  Để làm nên thành công của tác phẩm tự sự đặc biệt là truyện ngắn, nhân vật đóng một vai trò quan trọng và được coi là “chiếc chìa khóa vàng”. Nhân vật quan phụ mẫu đã góp phần thể hiện rõ nội dung, tư tưởng chính của tác phẩm. Nhận định trên đã khái quát một cách toàn diện, sâu sắc tính cách của tên quan. Để nhân vật bộc lộ rõ bản chất, nhà văn Phạm Duy Tốn đã xây dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là một đêm mưa gió tầm tã, khúc đê của làng bị “thẩm lậu”, nguy cơ vỡ, lũ lụt là rất cao, tính mạng của người dân đang bị đe dọa. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” đó, quan phụ mẫu lại “vô trách nhiệm, hống hách, ham mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ”.     

         Nói về tên quan phụ mẫu, nhà văn không nêu rõ tên tuổi cụ thể, ngay tên làng, tên tổng cũng chỉ là những kí hiệu XXX, điều này cho thấy, tên quan phụ mẫu mang nghĩa khái quát, đại diện cho tất cả bọn quan lại, bọn tay sai thời bấy giờ. Quan phụ mẫu là cha mẹ của dân, phải lo cho dân mọi chuyện nhưng trong tình huống nguy cấp quan lại ung dung, chễm chệ ăn chơi, hưởng lạc cuộc sống xa hoa.     

         Trong khi người dân đang phải “gội gió tắm mưa” vất vả ngoài đê, hối hả “kẻ đào đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ…”. Ai nấy đều ướt như chuột lột, mệt lử, trăm lo nghìn sợ. Còn quan và bọn tay sai thì ngồi ung dung, chễm chệ trong đình, nơi an toàn và vũng chãi nhất. Xung quanh bọn chúng còn có rất nhiều những vật dụng sang trọng như đồng hồ vàng, hút thuốc bạc, dao chuôi ngà…, đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng đi lại rộn ràng. Với ngòi bút tài tình, Phạm Duy Tốn đã dựng nên 2 thế giới hoàn toàn khác nhau: một bên tăm tối, hối hả, nguy cấp; một bên sáng trưng tựa cung điện nguy nga. Mặc dù khoảng cách địa lí của hai thế giới đó không bao xa, chỉ “cách chừng bốn năm trăm thước, cũng ở trên mặt đê”. Từ đó, dần hé lộ bản chất của tên quan phụ mẫu.     

         Quan uy nghi chễm chệ ngồi trên sập, tay trái dựa gối xếp, tay phải duỗi thẳng ra. Chỉ bằng vài nét phác họa, nhà văn đã gợi lên trong người đọc hình dáng của một tên quan đang ăn chơi, hưởng lạc chứ không phải một ông quan đang lo lắng, trằn trọc vì tính mạng của dân. Bản chất ăn chơi, hưởng thụ của quan cứ dần dần được bóc tách, vạch trần. Nhà văn đã sử dụng triệt để biện pháp liệt kê để làm rõ cuộc sống xa hoa, ăn chơi, hưởng lạc của tên quan. Trong khi dân mệt lử, cận kề cái chết thì hắn đang say mê chơi bài tổ tôm, ăn yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, dùng đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…toàn những thứ xa xỉ. Biện pháp đối lập khắc họa lên một cuộc sống vương giả, trọc phú giữa thời khắc nguy cấp, khốn cùng của con dân.     

    Mình chỉ tóm tắt ý lại thui^^

    Bình luận

Viết một bình luận