Khi phân tích ” Bài thơ về tiểu đội xe không kính” , trong phần giải quyết vấn đề , bạn em đã nêu được một nhận xét:
” Bài thơ không chỉ phản ánh được cái khốc liệt , sự gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh qua hình ảnh những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ, sự khốc liệt ấy bài thơ còn là lời khẳng định ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ”.
Em hãy lấy câu trên làm câu mở đoạn viết tiếp khoảng 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo cách diễn dịch trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ và cần phải có nghệ thuật ( nghệ thuật có cũng được).
Gợi ý: Bài thơ phản ánh được cái khốc liệt, gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính.
Bài thơ là khúc hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
Tư thế bình tĩnh , hiên ngang
Thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy, đón nhận gian khổ khó khăn rất đàng hoàng, chủ động.
Lạc quan, vui vẻ, Trẻ trung
Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy, tất cả vì miền Nam phía trước.
Gợi ý làm màu thôi chứ cứ viết theo cách các bạn là được cốt đúng với yêu cầu đề bài là được!
Bài thơ về tiểu đội xe không kính không chỉ phản ánh được cái khốc liệt , sự gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính mà từ trong những gian khổ, sự khốc liệt ấy bài thơ còn là lời khẳng định ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ (1). Ngoài ra bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh những người lính trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hình ảnh ấy tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ (2). Chiến trường ác liệt, hiểm nguy mà tâm hồn của họ vẫn ngời ngời sự lạc quan, trẻ trung, yêu đời (3). Nhưng trên hết vẫn là tấm lòng yêu mến, thiết tha với đồng đội, với đất nước, vẻ đẹp tâm hồn cao quý gieo vào lòng người đọc niềm tin yêu, sự trân trọng, cảm phục và lời nguyện cầu tiếp bước (4). Trên chiến trường ác liệt mưa bom bão đạn, người chiến sĩ phải trải qua biết bao hi sinh gian khổ, khó khăn thiếu thốn mọi mặt. Và hình ảnh những chiếc xe không có kính đó là hiện thực khốc liệt ngoài kia mà các anh phải gánh chịu (5). Vậy mà họ vẫn ung dung, bình tĩnh , hiên ngang cùng với đó là thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy, đón nhận gian khổ khó khăn rất đàng hoàng, chủ động , điều đó đã nói lên được cái khốc liệt của chiến tranh tuy hiểm nguy nhưng họ vẫn luôn lạc quan , vui vẻ và khiến mình trẻ trung hơn (5). Phải chăng họ đã quá quen thuộc với cái hiện thực chiến tranh đầy khốc liệt này rồi nên họ đã không còn sợ hãi nữa mà thay vào đó là sự bình tĩnh, ung dung? (6). Lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu sục sôi, có thể nói đây là đỉnh điểm của những gian nan tuy nhiên những khó khăn , gian khổ ấy cũng không thể quật ngã được tinh thần của họ vì trước mắt họ chính là hình ảnh miền Nam thân yêu (7). Nhờ có giọng điệu lạc quan, vui vẻ mà tác giả đã phần nào làm rõ được những phẩm chất tốt đẹp của người lính lái xe (8). Giọng điệu vui tươi xuyên xuốt cả bài thơ làm cho người đọc cảm nhận được hiện thực tàn khốc ngoài kia như dịu đi trong con mắt của người chiến sĩ (9) Tác giả làm nên hình ảnh sinh động của cuộc sống người lính trong chiến trường, ngôn ngữ tự nhiên, có những nét khá giống với văn xuôi (10). Bên cạnh đó thì yếu tố biểu cảm cũng giúp cho bài thơ tình cảm và mềm mại hơn trong cách kể chuyện của tác giả (11) Cuộc sống nơi thao trường tưởng chừng như chỉ có gian nan, thử thách nhưng với cách kể chuyện của Phạm Tiến Duật, nó trở nên vui tươi, lạc quan và có phần tinh nghịch, ngang tàn (12). Những điều trên cho thấy tinh thần phóng khoáng, yêu thích sự tự do không chỉ của tác giả mà còn là của những người chiến sĩ (13). Ôi! Thật tự hào về những người chiến sĩ Việt Nam, họ thật dũng cảm, thật kiên cường và thật tự do với cuộc sống thực tại trước những gian khổ, khó khăn và khốc liệt của chiến tranh (14). Bài thơ quả là một khúc hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn (15).
Sát với đề bài nhất bạn nhá! Nguyễn Văn Khánh -9B-