Khi Pháp vào khai thác thuộc địa , các giai cấp tầng lớp ở nông thôn nước ta có các thay đổi như thế nào ?

Khi Pháp vào khai thác thuộc địa , các giai cấp tầng lớp ở nông thôn nước ta có các thay đổi như thế nào ?

0 bình luận về “Khi Pháp vào khai thác thuộc địa , các giai cấp tầng lớp ở nông thôn nước ta có các thay đổi như thế nào ?”

  1. Dưới thời Pháp thuộc các giai cấp thay đổi như sau:

    Giai cấp Địa chủ phong kiến:

    – Một bộ phận địa chủ phong kiến đầu hàng làm tay sai, cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân, số lượng ngày càng tăng thêm.

    – Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.

    – Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

    Giai cấp Nông dân:

    – Chiếm số lượng đông đảo, cuộc sống của người nông dân cực khổ trăm bề.

    + Bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế và khoản phụ thu khác.

    + Những người nông dân bị phá sản, có người ở lại nông thôn làm tá điền, một số phải bỏ làng quê đi làm phu cho các đồn điền hoặc ra thành thị kiếm sống,…

    – Có tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

    Bình luận
  2. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến. Sau khi xâm lược và thôn tính toàn bộ nước ta, thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị chuyên chế, hà khắc và tàn bạo. Chế độ phong kiến suy tàn đã công khai câu kết và làm tay sai cho thực dân Pháp. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bè lũ tay sai ngày càng gay gắt, khát vọng đấu tranh giành độc lập dân tộc ngày càng trở nên bức thiết. Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam. Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa. Về văn hóa, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc. Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.

    Bình luận

Viết một bình luận