khi tiến hành quan sát rễ hành dưới kính hiển vi , tại sao phải quan sát tiêu bản dưới vật kính có độ bội giác nhỏ (x10) sau đó mới quan sát dưới vật kính có độ bội giác lớn(x40)
mọi người giúp e với ạ e đang cần gấp
khi tiến hành quan sát rễ hành dưới kính hiển vi , tại sao phải quan sát tiêu bản dưới vật kính có độ bội giác nhỏ (x10) sau đó mới quan sát dưới vật kính có độ bội giác lớn(x40)
mọi người giúp e với ạ e đang cần gấp
Kính hiển vi được sử dụng trong quan sát rễ hành là kính hiển vi quang học.
Kính hiển vi quang học thường có 3 mức: x10, x40 và x100.
Đặc điểm của 3 vật kính này là vật kính 40 sẽ dài hơn vật kính 10, vật kính 100 dài hơn vật kính 40. Như vậy vật kính 40 sẽ sát với tiêu bản hơn là vật kính 10.
Do vậy, đầu tiên phải quan sát ở vật kính 10 để tìm vi trường quan sát, sau đó mới chỉnh sang vật kính 40 rồi sử dụng ốc vi cấp để điều chỉnh vi trường cho dễ nhìn.
Nếu ngay từ đầu đã soi bằng vật kính 40, sẽ khó tìm thấy vi trường, mặt khác vật kính 40 rất gần tiêu bản, sử dụng ốc vĩ cấp rất dễ làm vỡ tiêu bản và có thể hỏng kính.