Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Văn bản “Con chó Bấc ” trích “Tiếng gọi nơi hoang dã” thuộc thể loại : A. Tùy bút.

Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng nhất.
Câu 1:
Văn bản “Con chó Bấc ” trích “Tiếng gọi nơi hoang dã” thuộc thể loại :
A. Tùy bút.
B. Kịch.
C. Tiểu thuyết.
D. Truyện ngắn.
Câu 2:
Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết vào năm :
A. 1974 B. 1975
C. 1976 D. 1977
Câu 3:
Dòng thơ nào sau đây không mang hàm ý?
A. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
B. Chỉ cần trong xe có một trái tim.
C. Đêm nay rừng hoang sương muối.
D. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
Câu 4:
Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã dùng các phép liên kết nào để liên kết câu, liên kết đoạn văn?
“Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão… Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu” (Lão Hạc – Nam Cao)
A. Phép lặp, phép nối. B. Phép thế, phép nối.
C. Phép lặp, phép liên tưởng. D. Phép lặp, phép thế.
Câu 5.
Câu: “Con đường đi qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!” (trích Những ngôi sao xa xôi) được dùng với mục đích gì?
A. Bày tỏ ý nghi vấn. B. Trình bày một sự việc.
C. Bộc lộ cảm xúc. D. Thể hiện sự cầu khiến.
Câu 6:
Văn bản “Những ngôi sao xa xôi” là sáng tác của :
A. Nguyễn Đình Thi B. Nguyễn Minh Châu
C. Lê Minh Khuê D. Kim Lân
Câu 7:
Bài thơ ” Nói với con” được nhà thơ Y Phương sáng tác theo thể thơ :
A. Bảy chữ. B. Tám chữ.
C. Tự do D. Lục bát.
Câu 8.
Trong câu văn: “Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.” (Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần khởi ngữ?
A. các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, B. chúng ta
C. có thể tin ở tiếng ta, D. không sợ nó thiếu giàu và đẹp.

0 bình luận về “Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Văn bản “Con chó Bấc ” trích “Tiếng gọi nơi hoang dã” thuộc thể loại : A. Tùy bút.”

  1. `1.A`. Tùy bút.

    `2.B`. 1975

    `3.C`. Đêm nay rừng hoang sương muối.

    `4.D`. Phép lặp, phép thế.

    `5.B`.Trình bày một sự việc.

    `6.C`. Lê Minh Khuê

    `7.C`. Tự do

    `8.A`. các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ

    Bình luận

Viết một bình luận