Kỉ niệm về thầy, cô và mái trường mến yêu thật dài và hay sâu sắc
0 bình luận về “Kỉ niệm về thầy, cô và mái trường mến yêu thật dài và hay sâu sắc”
Thời thơ ấu của mỗi người là bến bờ tình yêu với biết bao nhiêu kỉ niệm. Những kỉ niệm đẹp đẽ lung linh đủ sắc màu đã ăn sâu vào trí nhớ của từng người. Đối với em, kỉ niệm sâu sắc nhất là ngày đầu tiên em bước chân vào Trường Tiểu học Trường Sơn vì đó là ngày đầu tiên em được gặp người mẹ thứ hai của mình.
Khi mới qua khỏi cổng trường sơn xanh, em thấy sờ sợ vì bên trong có rất đông các bạn và các thầy cô giáo mới. Em níu chặt áo mẹ. Mẹ đang mải dỗ dành em thì cô xuất hiện, nhẹ nhàng, thướt tha trong bộ áo dài màu hồng phớt. Bây giờ, em thấy cô giống hệt một nàng tiên nhẹ nhàng bay tới. Cô cúi xuống, hỏi thăm em ân cần. Em bỗng cảm thấy mình rất tự tin, cảm giác lo sợ đã biến đâu mât. Cô tự giới thiệu với em tên cô là Thơ rồi dẫn em vào lớp.
Một buổi học vô cùng ý nghĩa. Và để gặp gỡ trao đổi với cô giáo chủ nhiệm làm quen với bạn bè của mình, ngôi nhà mới sẽ theo em trong những năm tháng tiểu học. Khi cô bước vào lớp, trông dáng người nhanh nhẹn, nhìn nụ cười ấm áp tự dưng em cảm thấy cô thật gần gủi thân thuộc tựa như mẹ của mình. Trên mái tóc của cô có đôi sợi bạc, thể hiện sự nhọc nhằn của thời gian sương gió. Khuôn mặt của cô hơi hốc hác, trên tay cô cầm phấn có nhiều nếp nếp nhăn chắc cô vất vả vì học sinh nhiều.
Sau khi cô bắt đầu viết những chữ cái đầu tiên để đưa chúng em vào một thế giới mới thì cũng là lúc em biết tới chữ viết trong cuộc đời mình. Em mở vở bắt đầu cầm bút, tô theo nét vẻ có sẵn trong cuốn tập tô, những chữ viết đầu tiên run run, khiến em vô cùng lo lắng, xiên xẹo. Em sợ mình sẽ bị cô mắng nên nét chữ càng quýnh lại với nhau. Thấy vậy cô vội vàng tới nắm tay em rồi từ từ đưa tay em theo nét chữ khiến em tự tin hơn, những chữ viết sau dần dần đẹp hơn, rồi cho tới khi em tự tin viết thì cô mới buông tay ra.
Trong suốt bốn năm học, em đã nhận được không biết bao nhiêu ánh mắt, nụ cười của các thầy cô nhưng ánh mắt cô Thơ có lẽ là bao dung, ân cần hơn tất cả. Trong suốt năm học ấy, em đã bao nhiêu lần làm cô phải buồn, nhưng nhờ ánh mắt lúc thì nghiêm nghị, khi thì động viên, khích lệ mà em đã biết tự sửa chữa sai lầm để vươn lên.
Bây giờ, tuy đã lớn và đang học trườngTiểu học Trường Sơn, em vẫn nhớ về cô Thơ với những ánh mắt, nụ cười. Kỉ niệm về người mẹ thứ hai ấy là những kỉ niệm đẹp nhất trong thời học sinh của em.
Trong quãng đời học sinh , không ai là không có một vài kỉ niệm, dù đó là kỉ niệm vui hay buồn. Riêng tôi, tôi không thể nào quên kỉ niệm giữa tôi và cô Cườm – cô giáo chủ nhiệm tôi hồi lớp 6. Đến bây giờ nhớ lại tôi vẫn còn thấy xúc động nghẹn ngào.
Ngay từ lần đầu gặp cô, đó là ngày đầu tiên đi nhận lớp 6, cô Cườm đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Lúc cô bước vào lớp, cả lớp im phăng phắc, không có một tiếng động khác hẳn với lúc ban đầu, không hiểu tại sao nhưng qua hành động, lời nói, tôi biết cô rất nghiêm khắc, mặc dù khuôn mặt cô không hề nói lên điều đó.
Cô có mái tóc xoăn, cái chàm ở thái dương và chiếc cổ kiêu ba ngấn thật ấn tượng. Đó là những điều mường tượng duy nhất của tôi khi đó. Tuy nghiêm nghị nhưng cô rất quan tâm đến học sinh. Suốt tiết học đầu tiên, cô vừa giảng vừa đến giúp đỡ một số bạn học kém. Điều đó làm tôi bớt sợ hãi và thấy cô trở lên gần gũi đáng mến.
Càng dần vào năm học, tôi càng nhận ra cô không phải là một người quá nghiêm nghị. Với cảm nhận của riêng tôi cô thật hiền từ, đôn hậu nên khoảng cách giữa cô và tụi học trò chúng tôi càng gần gũi, nhất là giữa tôi và cô đã có một kỉ niệm sâu sắc.
Đó là vào một buổi chiều mùa hạ, trời mưa tầm tã, bầu trời xám xịt, những hạt mưa nặng trĩu rơi lộp độp xuống mái hiên. Các lớp đã tan, mọi người vội vã ra về , người thì có áo mưa, người thì được cha mẹ đưa đón, kẻ lại chịu đày mưa giữa trời. Riêng tôi thì đứng nép ở cửa hàng của một bà cụ. Mưa mãi không ngớt, tôi bắt đầu thấy lo lắng. Tôi băn khoăn: chẳng lẽ lại đội mưa mà về? Tôi nghĩ vậy rồi đánh liều chạy một mạch ra ngoài giữa lúc trời đang mưa to. Bỗng có tiếng gọi Linh ơi! nghe rất giống tiếng cô Cườm. Tôi ngoảnh mặt lại, đúng là cô thật. Thấy tôi cô nói:
Trời mưa to lắm, lại không có áo mưa, lên xe cô chở về.
Tôi chần chừ giây lát, vừa muốn đi vừa không vì sợ làm phiền cô, như đoán được ý nghĩa ấy của tôi cô giục:
Nhanh lên kẻo cảm lạnh bây giờ.
Tôi vội vã lên xe. Trong lần áo mưa ấm áp, tôi cảm nhận đựoc tình yêu thương, sự quan tâm của cô dành cho tôi, tình cảm ấy như ngọn lửa sđang rực cháy trong lòng.
Nhưng cũng tại cái tính ích kỉ đáng ghét của tôi. Lúc đó tôi chỉ nghĩ mình đang được khô ráo, ấm áp mà không hề để ý đến cô, cô đã nhường áo mưa cho tôi đang lạnh cóng rét buốt. Cái áo mưa của cô nhỏ chỉ đủ cho một người, có tôi đi cùng, cô gàn như bị ướt đẫm. Khi về đến nhà, sắc mặt của cô tái xanh, cô thở hổn hển, thế mà tôi còn hỏi một câu ngớ ngẩn:
Cô bị làm sao thế ạ?
Cô nói là không sao và bảo tôi về nhà nhớ soạn bài đầy đủ để mai có người dự giờ. Cô mệt mỏi như vậy mà vẫn quan tâm đến tôi ư? Tôi vừa muốn khóc vừa ân hận và cái tính lơ đễnh của mình. Giá như lúc đó mình cứ chạy một mạch thì cô đâuc ó bị ngấm nước mưa rồi bị cảm. Suốt buổi tối hôm đó, tôi không thể ngồi yên, cứ thấp thỏm, không biết cô đã đỡ chưa.
Sáng hôm sau đi học tôi không thấy cô ở lớp, cô không đi dạy, có lẽ cô đã bị ốm. Cả buổi học hôm đó, tôi không thể tập trung. Tôi vừa lo lắng, vừa sợ, lòng rối bời. Sau buổi tan học tôi quết định đến nhà cô để xin lỗi cô, tiện thể thăm cô luôn. Ngõ vào nhà cô sâu hun hút, tôi phải vất vả lắm mới tìm ra. Tôi vào nhà, thấy tôi, cô gượng dậy:
Linh đấy à? Vào đây em!
Tôi vội chạy đến đỡ cô, cô nói:
Xin lỗi em nhé, chắc em lo lắng lắm?
Tôi run rẩy lắp bắp:
Không, không người xin lỗi phải là em mới đúng, vì em mà cô bị cảm.
Khi đó, tôi thật sự xúc động, tôi ôm chầm lấy cô, mắt tôi cay cay, tôi cảm nhận được tình cảm của cô dành cho tôi cũng như cho bao bạn khác. Chưa bao giờ tôi thấy mình hạnh phúc như lúc này.
Từ tận đáy lòng, tôi cám ơn cô rất nhiều. Nhờ có cô tôi mới có đựoc một bài học về tình thầy trò thật thấm thía. Và cũng từ cô tôi mới hiểu được một nhà giáo phải vừa có đức, vừa có tài, phải lao tâm khổ tứ, hi sinh nhiều lắm cho lớp lớp học trò.
Cảm ơn cô, cảm ơn người mẹ thứ hai của tôi, người đã giúp đỡ dạy bảo tôi từ những điều nhỏ nhặt nhất. Tôi thật hạnh phúc và tự hào khi có được một “người lái đò” đáng kính như cô.
Thời thơ ấu của mỗi người là bến bờ tình yêu với biết bao nhiêu kỉ niệm. Những kỉ niệm đẹp đẽ lung linh đủ sắc màu đã ăn sâu vào trí nhớ của từng người. Đối với em, kỉ niệm sâu sắc nhất là ngày đầu tiên em bước chân vào Trường Tiểu học Trường Sơn vì đó là ngày đầu tiên em được gặp người mẹ thứ hai của mình.
Khi mới qua khỏi cổng trường sơn xanh, em thấy sờ sợ vì bên trong có rất đông các bạn và các thầy cô giáo mới. Em níu chặt áo mẹ. Mẹ đang mải dỗ dành em thì cô xuất hiện, nhẹ nhàng, thướt tha trong bộ áo dài màu hồng phớt. Bây giờ, em thấy cô giống hệt một nàng tiên nhẹ nhàng bay tới. Cô cúi xuống, hỏi thăm em ân cần. Em bỗng cảm thấy mình rất tự tin, cảm giác lo sợ đã biến đâu mât. Cô tự giới thiệu với em tên cô là Thơ rồi dẫn em vào lớp.
Một buổi học vô cùng ý nghĩa. Và để gặp gỡ trao đổi với cô giáo chủ nhiệm làm quen với bạn bè của mình, ngôi nhà mới sẽ theo em trong những năm tháng tiểu học. Khi cô bước vào lớp, trông dáng người nhanh nhẹn, nhìn nụ cười ấm áp tự dưng em cảm thấy cô thật gần gủi thân thuộc tựa như mẹ của mình. Trên mái tóc của cô có đôi sợi bạc, thể hiện sự nhọc nhằn của thời gian sương gió. Khuôn mặt của cô hơi hốc hác, trên tay cô cầm phấn có nhiều nếp nếp nhăn chắc cô vất vả vì học sinh nhiều.
Sau khi cô bắt đầu viết những chữ cái đầu tiên để đưa chúng em vào một thế giới mới thì cũng là lúc em biết tới chữ viết trong cuộc đời mình. Em mở vở bắt đầu cầm bút, tô theo nét vẻ có sẵn trong cuốn tập tô, những chữ viết đầu tiên run run, khiến em vô cùng lo lắng, xiên xẹo. Em sợ mình sẽ bị cô mắng nên nét chữ càng quýnh lại với nhau. Thấy vậy cô vội vàng tới nắm tay em rồi từ từ đưa tay em theo nét chữ khiến em tự tin hơn, những chữ viết sau dần dần đẹp hơn, rồi cho tới khi em tự tin viết thì cô mới buông tay ra.
Trong suốt bốn năm học, em đã nhận được không biết bao nhiêu ánh mắt, nụ cười của các thầy cô nhưng ánh mắt cô Thơ có lẽ là bao dung, ân cần hơn tất cả. Trong suốt năm học ấy, em đã bao nhiêu lần làm cô phải buồn, nhưng nhờ ánh mắt lúc thì nghiêm nghị, khi thì động viên, khích lệ mà em đã biết tự sửa chữa sai lầm để vươn lên.
Bây giờ, tuy đã lớn và đang học trườngTiểu học Trường Sơn, em vẫn nhớ về cô Thơ với những ánh mắt, nụ cười. Kỉ niệm về người mẹ thứ hai ấy là những kỉ niệm đẹp nhất trong thời học sinh của em.
Trong quãng đời học sinh , không ai là không có một vài kỉ niệm, dù đó là kỉ niệm vui hay buồn. Riêng tôi, tôi không thể nào quên kỉ niệm giữa tôi và cô Cườm – cô giáo chủ nhiệm tôi hồi lớp 6. Đến bây giờ nhớ lại tôi vẫn còn thấy xúc động nghẹn ngào.
Ngay từ lần đầu gặp cô, đó là ngày đầu tiên đi nhận lớp 6, cô Cườm đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Lúc cô bước vào lớp, cả lớp im phăng phắc, không có một tiếng động khác hẳn với lúc ban đầu, không hiểu tại sao nhưng qua hành động, lời nói, tôi biết cô rất nghiêm khắc, mặc dù khuôn mặt cô không hề nói lên điều đó.
Cô có mái tóc xoăn, cái chàm ở thái dương và chiếc cổ kiêu ba ngấn thật ấn tượng. Đó là những điều mường tượng duy nhất của tôi khi đó. Tuy nghiêm nghị nhưng cô rất quan tâm đến học sinh. Suốt tiết học đầu tiên, cô vừa giảng vừa đến giúp đỡ một số bạn học kém. Điều đó làm tôi bớt sợ hãi và thấy cô trở lên gần gũi đáng mến.
Càng dần vào năm học, tôi càng nhận ra cô không phải là một người quá nghiêm nghị. Với cảm nhận của riêng tôi cô thật hiền từ, đôn hậu nên khoảng cách giữa cô và tụi học trò chúng tôi càng gần gũi, nhất là giữa tôi và cô đã có một kỉ niệm sâu sắc.
Đó là vào một buổi chiều mùa hạ, trời mưa tầm tã, bầu trời xám xịt, những hạt mưa nặng trĩu rơi lộp độp xuống mái hiên. Các lớp đã tan, mọi người vội vã ra về , người thì có áo mưa, người thì được cha mẹ đưa đón, kẻ lại chịu đày mưa giữa trời. Riêng tôi thì đứng nép ở cửa hàng của một bà cụ. Mưa mãi không ngớt, tôi bắt đầu thấy lo lắng. Tôi băn khoăn: chẳng lẽ lại đội mưa mà về? Tôi nghĩ vậy rồi đánh liều chạy một mạch ra ngoài giữa lúc trời đang mưa to. Bỗng có tiếng gọi Linh ơi! nghe rất giống tiếng cô Cườm. Tôi ngoảnh mặt lại, đúng là cô thật.
Thấy tôi cô nói:
Trời mưa to lắm, lại không có áo mưa, lên xe cô chở về.
Tôi chần chừ giây lát, vừa muốn đi vừa không vì sợ làm phiền cô, như đoán được ý nghĩa ấy của tôi cô giục:
Nhanh lên kẻo cảm lạnh bây giờ.
Tôi vội vã lên xe. Trong lần áo mưa ấm áp, tôi cảm nhận đựoc tình yêu thương, sự quan tâm của cô dành cho tôi, tình cảm ấy như ngọn lửa sđang rực cháy trong lòng.
Nhưng cũng tại cái tính ích kỉ đáng ghét của tôi. Lúc đó tôi chỉ nghĩ mình đang được khô ráo, ấm áp mà không hề để ý đến cô, cô đã nhường áo mưa cho tôi đang lạnh cóng rét buốt. Cái áo mưa của cô nhỏ chỉ đủ cho một người, có tôi đi cùng, cô gàn như bị ướt đẫm. Khi về đến nhà, sắc mặt của cô tái xanh, cô thở hổn hển, thế mà tôi còn hỏi một câu ngớ ngẩn:
Cô bị làm sao thế ạ?
Cô nói là không sao và bảo tôi về nhà nhớ soạn bài đầy đủ để mai có người dự giờ. Cô mệt mỏi như vậy mà vẫn quan tâm đến tôi ư? Tôi vừa muốn khóc vừa ân hận và cái tính lơ đễnh của mình. Giá như lúc đó mình cứ chạy một mạch thì cô đâuc ó bị ngấm nước mưa rồi bị cảm. Suốt buổi tối hôm đó, tôi không thể ngồi yên, cứ thấp thỏm, không biết cô đã đỡ chưa.
Sáng hôm sau đi học tôi không thấy cô ở lớp, cô không đi dạy, có lẽ cô đã bị ốm. Cả buổi học hôm đó, tôi không thể tập trung. Tôi vừa lo lắng, vừa sợ, lòng rối bời. Sau buổi tan học tôi quết định đến nhà cô để xin lỗi cô, tiện thể thăm cô luôn. Ngõ vào nhà cô sâu hun hút, tôi phải vất vả lắm mới tìm ra. Tôi vào nhà, thấy tôi, cô gượng dậy:
Linh đấy à? Vào đây em!
Tôi vội chạy đến đỡ cô, cô nói:
Xin lỗi em nhé, chắc em lo lắng lắm?
Tôi run rẩy lắp bắp:
Không, không người xin lỗi phải là em mới đúng, vì em mà cô bị cảm.
Khi đó, tôi thật sự xúc động, tôi ôm chầm lấy cô, mắt tôi cay cay, tôi cảm nhận được tình cảm của cô dành cho tôi cũng như cho bao bạn khác. Chưa bao giờ tôi thấy mình hạnh phúc như lúc này.
Từ tận đáy lòng, tôi cám ơn cô rất nhiều. Nhờ có cô tôi mới có đựoc một bài học về tình thầy trò thật thấm thía. Và cũng từ cô tôi mới hiểu được một nhà giáo phải vừa có đức, vừa có tài, phải lao tâm khổ tứ, hi sinh nhiều lắm cho lớp lớp học trò.
Cảm ơn cô, cảm ơn người mẹ thứ hai của tôi, người đã giúp đỡ dạy bảo tôi từ những điều nhỏ nhặt nhất. Tôi thật hạnh phúc và tự hào khi có được một “người lái đò” đáng kính như cô.